Phƣơng phấp tổng hợp tài chính bằng phƣơng trình Dupont

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela (Trang 72 - 77)

II. Phân tích thực trạng tài chính tại Khách sạn Camela

4. Phƣơng phấp tổng hợp tài chính bằng phƣơng trình Dupont

Phân tích phương trình Dupont cho ta thấy được mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), các nhân tố ảnh hưởng đến hai tỷ suất này. Trên cơ sở đó, đưa ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích ROE ROE = VonCSH LNST = Doanhthu LNST x TongTS Doanhthu x TongTS VCSH = ROA x SH VonC TongTS

Phân tích ROA

ROA = LNST LNST DTThuan

TongTS DTThuan TongTS

ROA (2008) = 0.2605 x 8 2980799736 2 2949691008 = 0.2605 x 0.9896 = 0.2576 ROA (2009) = 0.3181 x 8 3687042845 3 2578198974 = 0.2742 x 0.6992 = 0.1917 ROA (2010) = 0.3205 x 0 3911199592 7 2595824070 = 0.3205 x 0.6636 = 0.2127

Như vậy, năm 2008, cứ 01 đồng tài sản đưa vào sử dụng đem về cho Khách sạn 0.2576 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, cứ 01 đồng tài sản sử dụng đem về cho Khách sạn 0,1917 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010, cứ 01 đồng tài sản sử dụng đem về cho Khách sạn 0.2127 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng giảm so với năm 2008. Điều đó cho thấy:

+ Sử dụng 1 đồng giá trị tài sản vào kinh doanh năm 2008 tạo ra 0.9896 đồng doanh thu thuần, năm 2009 tạo ra 0.6692 đồng doanh thu thuần, năm 2010 tạo ra 0.6636 đồng doanh thu thuần.

+ Trong 1 đồng doanh thu thuần thực hiện được năm 2008 có 0.2605 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 có 0.2742 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 có 0.3205 đồng lợi nhuận sau thuế.

Có 2 hướng để tăng ROA đó là: tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) hoặc tăng vòng quay tổng tài sản.

 Muốn tăng ROS cần phải tăng lợi nhuận sau thuế, đồng thời tiết kiệm chi phí hạ

giá thành nếu có thể.

 Muốn tăng vòng quay tổng tài sản cần phải tăng doanh thu trong kỳ hơn nữa.

ROE (2008) = 0.2576 x 9 2789720457 8 2980799736 = 0,2576 x 1.068 = 0.2752 ROE (2009) = 0.1917 x 6 3339604030 8 3687042845 = 0.1917 x 1.104 = 0.2116 ROE (2010) = 0.2127 x 1 3647062166 0 3911199592 = 0.2127 x 1.0724 = 0.2281

Như vậy, năm 2008, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thu lại 0.2752 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.2116 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.2281 đồng lợi nhuận sau thuế chp Khách sạn. Tỉ suất doanh lợi vốn chủ năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng giảm so với năm 2008. Năm 2010, 1 đồng vốn chủ sở hữu mang về cho Khách sạn khoản lợi nhuận sau thuế nhiều hơn so với năm 2009 nhưng ít hơn so với năm 2008. Qua đó có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đang giảm đi, Khách sạn cần có những biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Nhận xét chung:

Qua phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Khách sạn trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 em rút ra được một số nhận xét sau:

Trong thời gian qua, Camela đang tiến hành cải tổ bộ máy quản lý, gặp không ít khó khăn trong việc bố trí nhân sự cũng như triển khai các kế hoạch kinh doanh. Trước tình hình khó khăn đó, Khách sạn luôn đạt được kết quả cao về tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, thu nhập bình quân và các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tình hình tài chính của Khách sạn vẫn còn một vài điểm hạn chế. Nguyên nhân của việc chưa thực hiện được việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là do ngoài những thuận lợi và nỗ lực bản thân thì Khách sạn còn có nhiều khó khăn hạn chế từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài đã tác động không nhỏ đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua quá trình thực tế nghiên cứu tại Khách sạn Camela, em đã rút ra được những nhận xét chung như sau:

+ Khách sạn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế năm sau tăng so với năm trước.

+ Sức sinh lời trên một đồng doanh thu năm sau tăng so với năm trước.

+ Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện do thu nhập tăng. + Khách sạn không ngừng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng, tiện nghi phục vụ yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

+ Không ngừng tuyển chọn nhân lực, thu hút nhân tài, đào tạo trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn khách sạn.

+ Khách sạn hàng năm đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động cùng với sự phát triển công nghệ mới trong quá trình tạo nên một bước mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh những thành công đã đạt được, Camela vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục sau:

+ Doanh thu của Khách sạn trong 3 năm qua hầu như không có sự thay đổi và chưa đạt được mức tăng trưởng như dự kiến.

+ Các khoản phải thu của Khách sạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của Khách sạn. Năm 2008, tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản là 9.67%, năm 2009 là 8.63%, năm 2010 là 8.83%.

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nhưng chủ yếu là khoản tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng. Hình thức đầu tư này có thể đảm bảo an toàn số vốn của Khách sạn, giúp Camela chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, cách đầu tư này không mang lại lợi nhuận cao cho Khách sạn. Bởi khả năng sinh lời của khoản tiền gửi ngân hàng không cao. Vì vậy phương hướng đầu tư tài chính này của Camela chưa phải là hướng đầu tư tối ưu.

+ Cơ cấu vốn của Khách sạn chủ yếu là vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2008, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh là 93.59%. Năm 2009, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn là 90.58%. Năm 2010, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 93.25%. Cho thấy, Camela tiến hành hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên phần lớn là vốn chủ. Tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn thấp. Mặt hạn chế là số vốn chủ sở hữu là có hạn, nếu như có nhiều chiến lược đòi hỏi số vốn lớn cùng một lúc sẽ là vấn đề khó khăn đối với Khách sạn. Mặt khác, tỷ trọng nợ vay thấp khiến cho Khách sạn chưa tận dụng được những lợi thế của đòn bẩy tài chính để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Mặc dù tổng tài sản và vốn chủ của Khách sạn năm sau tăng so với năm trước nhưng hiệu quả sử dụng lại giảm so với năm trước. Khách sạn chưa tận dụng được hết lợi thế cũng như tiềm năng sẵn có của mình cho hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những mặt còn hạn chế, trong thời gian tới, Khách sạn cần có những kế hoạch kinh doanh và những biện pháp tối ưu nhằm duy trì những thành công đã đạt được và khắc phục những nhược điểm của mình hơn

CHƢƠNG III:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN CAMELA SẠN CAMELA

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)