Đối tượng và phương pháp tính giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương Mại Toàn Mỹ (Trang 116)

III. Nội dung và trình tự hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất ở công ty

5. Đối tượng và phương pháp tính giá thành

*Đối tượng và phương pháp tính giá thành

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý kinh tế tài chính của công ty. Vì vậy công tác tập hợp chi phí và tính giá thành có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh.

Kế Toán B

Để tính được giá thành sản phẩm trước hết kế toán phải xác định được đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó kế toán cũng phải quan tâm tới tính chất sản phẩm, quy trình và công nghệ sản xuất cũng như quy mô sản xuất của công ty.

Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, do thời gian có hạn nên em xin phép chỉ tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho một đơn đặt hàng 215/HP với sản phẩm là bồn đứng-sản phẩm truyền thống của công ty.

*Quy trình tính giá thành

Từ quy trình sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Giá thành sản phẩm được chia ra làm 4 khoản mục:

-Chi phí nguyên vật liệu thực tế

Kế Toán B

-Chi phí lương -Chi phí chung

-Chi phí khác phân bổ cho sản phẩm

Giá thành một đơn vị sản phẩm được tính cụ thể như sau: Tổng giá thành Spi = CPNVL trực tiếp của Spi + Chi phí lương của SPi + CPSXC phân bổ cho SPi (9)

Trong đó các khoản mục được tính như sau:

-CPNVL thực tế của SPi =Dở dang đầu kỳ+Phát sinh trong kỳ-Dở dang cuối kỳ

Kế Toán B

-Chi phí lương=Số lượng SPi hoàn thành *Đơn giá lương khoán Spi

-Chi phí sản xuất chung và chi phí khác được phân bổ cho từng sản phẩm được tính như bảng ở phía trên.

Khi đó ta được:

Giá thành sản phẩm i = Tổng giá thành SP i (10) Số lượng SPi nhập kho

Cuối tháng, sau khi kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh vào bên Nợ TK154, kế toán chi phí và tính giá thành tiến hành đánh giá giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từ đó lập bảng tính giá thành cho toàn bộ các sản phẩm và thẻ tính giá thành cho từng sản phẩm.

Kế Toán B

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: căn cứ vào phiếu sản xuất và báo cáo sản phẩm dở dang của tổ sản xuất ta có:

Giá trị dở dang đầu tháng 05/2006 là: 0

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng 05:

71.098.904đ

Giá trị dở dang cuối tháng 05/2006: 0

Giá trị nguyên vật liệu kết tinh trong sản phẩm là: 71.098.904đ -Chi phí nhân công trực tiếp: 10.175.214đ

-Chi phí sản xuất chung phân bổ cho ĐH 215/HP: 13.532.257

Giá thành sản phẩm bồn 2000Đ 1420 là:

=(71.098.904+10.175.214+13.532.257)/20=4.740.318

Sau khi có kết quả tính giá thành, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK154 và TK155 đồng thời phản ánh vào Nhật ký chung.

Kế Toán B

Minh hoạ bảng tính giá thành và thẻ tính giá thành như sau.

Bảng 17: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Đơn hàng 215/HP Số lượng: 20 Sản phẩm: Bồn 2000Đ 1420 ĐVT: VNĐ Kế Toán B 121

Khoản mục Dư đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị SP CPNVL TT 0 71.098.9 04 0 71.098.90 4 3.554.945 CPNCTT 0 10.175.214 0 10.175.214 508.761 CPSXC 0 13.532.257 0 13.532.257 676.612 Cộng 0 94.806.375 0 94.806.375 4.740.318 Kế Toán B Ngày …..tháng……năm 2006 Người lập biểu (Ký, họ tên) 122

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

TNHH THƯƠNG MẠI TOÀN MỸ. 1. Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu.

A: Kế toán Vật tư:

* Trách nhiệm:

- Cập nhật, kiểm tra nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu sản xuất

- Lập phiếu nhập - xuất kho vật liệu, hàng hoá - Đối chiếu công nợ vật tư hàng tháng

- Kiểm kê và tính giá nguyên vật liệu cũng như hàng hoá tồn kho vào ngày cuối cùng của tháng

- Tính giá thành nguyên vật liệu xuất dùng.

Kế Toán B

* Phần hành cụ thể:

- Hàng ngày kế toán vật tư nhận Phiếu nhu cầu vật tư từ tổ sản xuất để lập phiếu xuất kho vật tư và Phiếu xuất hàng hoá theo đơn mua hàng được chuyển đến từ bộ phận bán hàng.

- Lập phiếu nhập kho khi nhập vật tư vào kho

- Căn cứ vào phiếu nhập, xuất kế toán sửa lại tên đối tượng, tài khoản sử dụng, dạng nhập xuất, giá nguyên vật liệu thực nhập. Số liệu thực nhập, thực xuất trên chứng từ phải khớp đúng với số thực tế về chủng loại, mẫu mã, số lượng, đơn giá nguyên vật liệu. Nếu hàng hoá, vật tư nhập về bị thiếu hụt, sai mẫu mã, quy cách, chất lượng vì bất cứ lý do gì thì phải lập phiếu trình xác nhận của người giao hàng và người kiểm tra hàng cho ban lãnh đạo và bên giao hàng.

Kế Toán B

Từ đó dựa trên chỉ đạo của Ban giám đốc, kế toán sẽ tiến hành xử lý thông tin qua các nghiệp vụ kế toán.

- Tập hợp chi phí tính giá thành vật tư nhập lại từ gia công của các đơn vị ngoài cũng như các đơn vị thành viên.

- Theo dõi vật tư xuất nhập bảo hành trong tháng. Yêu cầu các đơn vị nhập trả lại theo đúng thời gian quy định về bảo hành.

-Tiến hành đối chiếu công nợ với các nhà cung cấp. Đối chiếu theo lô hàng hoặc theo quý, tháng tuỳ từng đối tượng. Báo cáo công nợ phải khớp đúng với số thực nhập và đơn giá. Lập Bảng đối chiếu công nợ sau khi đã kiểm tra đúng với nhà cung cấp để chuyển cho nhà cung cấp để tiến hành trả nợ.

- Cùng với phòng kế hoạch và phòng sản xuất kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu có đúng định mức hay không. Tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu và

Kế Toán B

hàng hoá cũng như sản phẩm dở dang vào cuối tháng. Nếu có sự chênh lệch, sai sót thì phải điều tra và điều chỉnh. So sánh kết quả với phần mềm máy vi tính cho khớp đúng.

- Cuối tháng tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. Giá thành được tính dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh được cập nhật chính xác và đúng kỳ.

- Kiểm tra trên máy vi tính, trên sổ cái TK 621.

- Từ các hoá đơn vật tư, phiếu nhập xuất vật tư để tách thuế GTGT đầu vào và lên bảng kê khai thuế.

- Vì công ty có các mặt hàng khác nhau, vì vậy việc tính lượng nguyên vật liệu cần trong tháng cũng dựa trên từng mặt hàng một. Căn cứ vào định mức cho

Kế Toán B

từng mặt hàng và số lượng sản xuất trong tháng, kế toán sẽ tính được số lượng nguyên vật liệu cần thiết.

- Sau khi có được số lượng vật tư cần cho sản xuât, kế toán sẽ tạm tính giá xuất vật tư. Cuối tháng sau khi đã có đầy đủ số liệu chính xác về doanh thu, chi phí, kế toán sẽ tính lại giá xuất vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Lưu trữ dữ liệu trên máy tính, tài liệu, chứng từ, sổ sách liên quan. Chuyển các tài liệu liên quan cho Ban giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban có liên quan khác.

B: Kế toán tính giá thành *Trách nhiệm

Kế Toán B

- Dựa trên các số liệu của kế toán vật tư, trên bảng tính lương của phòng

hành chính, các chứng từ hoá đơn về tất cả chi phí chung của công ty, kế toán tổng hợp sẽ lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm một.

* Phần hành cụ thể:

- Cuối tháng, dựa trên số liệu tính giá thành nguyên vật liệu xuât kho cho việc sản xuất của kế toán vật tư, và số lượng hàng hoá nhập kho, số lượng sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu còn tồn tại mỗi dây chuyền sản xuất, định mức sản xuất, chi phí nhân công, các loại chi phí sản xuất chung kế toán tổng hợp sẽ tính giá thành sản phẩm.

- Sau khi tính giá thành cụ thể kế toán tổng hợp sẽ đối chiểu với phiếu xuất hàng để tính giá thành cụ thể cho từng đơn đặt hàng.

Kế Toán B

- Nếu tháng nào đó có định mức tiêu hao vật liệu vượt quá mức cho phép, sẽ làm giá thành sản phẩm bị tăng lên, kế toán phải báo cáo với Ban giám đốc, các phòng ban liên quan để đưa ra biện pháp điều chỉnh.

C. Một số nhận xét chung:

Do quy mô của công ty khá lớn, nên việc đơn giản bộ máy quản lý tuy đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng chưa thể bao quát hết được các công việc. Mục tiêu của bộ máy quản lý của công ty là đơn giản, không chồng chéo lên nhau nhưng vẫn phải đạt hiệu quả trong công việc quản lý. Hiện nay do quy mô của công ty ngày càng được mở rộng nên cán bộ quản lý của công ty sẽ ngày càng nhiều lên. Vì vậy ở mỗi phòng nên có thêm một phó phòng để cùng với trưởng phòng thực hiện công việc được tốt hơn (hiện nay mới chỉ có một phó phòng).

Kế Toán B

Bộ máy kế toán của công ty khá đơn giản, hiện nay không có kế toán tiền lương là vì phòng hành chính tính lương, vì vậy việc tính giá thành vẫn bị phụ thuộc vào phòng hành chính.

Kế Toán B

2. Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty TNHH Thương Mại Toàn Mỹ đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, công tác quản lý, công tác kế toán và đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Nhìn chung công tác kế toán tại công ty nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã và đang đáp ứng được nhu cầu quản lý của công ty và ngày càng hướng đến sự đơn giản, chính xác và hiệu quả nhất.

Ngoài ra công tác tổ chức hạch toán kế toán với hệ thống chứng từ khá đầy đủ, đúng theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính. Cùng với quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, hệ thống tài khoản và sổ sách được thiết kế khá

Kế Toán B

đầy đủ và hợp lý giúp phần phản ánh thông tin rõ ràng, thuận lợi cho việc theo dõi các đối tượng hạch toán, các phần hành kế toán và lập báo cáo tài chính cuối kỳ.

Về cơ bản công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương Mại Toàn Mỹ đã đạt được những ưu điểm sau:

-Trong quản lý chi phí sản xuất và chi phí giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí giá thành do kế toán tổng hợp đảm nhiệm và được xem là một phần hành chủ yếu trong công tác hạch toán do đó có sự thống nhất và bao quát về thông tin, kế toán phân xưởng có trách nhiệm tập hợp thông tin đầy đủ, đúng đắn để cuối tháng kế toán chi phí giá thành tính toán, phân bổ các loại chi phí và lập thẻ tính giá thành cho các sản phẩm. Sự phân công trách nhiệm cụ thể như vậy thể hiện sự chuyên môn hoá cao trong tổ chức hạch toán.

Kế Toán B

-Trong công tác tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

+Về hệ thống chứng từ:

Chứng từ được sử dụng tại công ty đều theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý, không có sai sót, đáp ứng được nhu cầu hạch toán và quản lý tại công ty. Các chứng từ được thu thập, phân loại và sắp xếp theo trình tự thời gian thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm tra khi cần thiết.

+Về hệ thống tài khoản:

Mặc dù Bộ Tài chính đã có một số thay đổi điều chỉnh trong hệ thống kế toán nhưng hiện nay công ty vẫn sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/95 của

Kế Toán B

Bộ Tài chính và sắp tới sẽ được cập nhật, chỉnh sửa theo đúng quy định mới của Bộ. Trên cơ sở hệ thống tài khoản thống nhất công ty chi tiết thêm các tiểu khoản cho phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung các tài khoản liên quan đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu hạch toán, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+Về hình thức ghi sổ kế toán:

Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung, đơn giản, dễ hạch toán, phù hợp với việc triển khai kế toán máy. Hệ thống sổ sách kế toán bao gồm các sổ tổng hợp, sổ chi tiết được sử dụng đầy đủ, đúng quy định của Bộ Tài chính và được thiết kế cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.

Kế Toán B

+Về phương pháp hạch toán:

Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ đều liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy việc xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính gí thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng cụ thể sao cho phù hợp với quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty. Đồng thời tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm giúp việc theo dõi tình hình sản xuất, tình hình sử dụng chi phí của sản phẩm chi tiết, dễ kiểm tra, tổng hợp các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho quá trình quản lý và ra quyết định sản xuất kinh doanh các mặt hàng nào cho phù hợp cũng như việc điều chỉnh các chi phí sản xuất một cách hợp lý.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bên cạnh những ưu điểm đã được nêu ở trên thì công tác kế toán của công ty vẫn còn có những mặt còn hạn chế cần

Kế Toán B

phải khắc phục và hoàn thiện dần dần trong đó có cả công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Các nhược điểm đó được thể hiện qua một số mặt sau: +Về hệ thống sổ sách:

Hiện nay công ty sử dụng các loại sổ chi tiết và sổ tổng hợp các tài khoản để theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì công ty không có quá nhiều mặt hàng nên vẫn có thể theo dõi được nhưng vẫn chưa được thuận tiện cho lắm. Tại mỗi một bộ phận công ty nên theo dõi theo một mảng riêng biệt để thuận tiện cho việc so sánh đối chiếu lúc cuối kỳ.

+Về tổ chức hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Kế Toán B

Các khoản mục chi phí sản xuất được kế toán tập hợp chung rồi cuối tháng mới phân bổ. Và chi phí sản xuất được tập hợp cho từng đơn đặt hàng cụ thể, một mặt dễ theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng nhưng mặt khác lại gây ra việc không theo dõi được chung cho các tổ, không phản ánh được tình hình sản xuất của từng tổ như thế nào, việc sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu có được hiệu quả hay không?

Tất nhiên là không thể hoàn thiện được tất cả những thiếu sót nhưng công ty cũng cần có sự xem xét, nghiên cứu để tìm ra cách khắc phục và tìm gia các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương Mại Toàn Mỹ (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w