Trong cơ chế thị trường, sự phát triển của nền kinh tế thường xuyên biến đổi không ngừng theo xu hướng đa dạng hóa. Nếu hệ thống chính sách thuế không theo kịp biến động của nền kinh tế thị trường thì phát sinh thất thu thuế.
Trong tổng thu thuế từ doanh nghiệp 5 năm (2003-2007) là 2.958,5 tỷđồng, thì thu thuế GTGT và thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thuế GTGT 792 tỷ đồng, chiếm 26,77%; thuế TNDN 410 tỷđồng, chiếm 13,86%; thuế TTĐB 23,49 %tỷđồng.
Tuy nhiên, do chính sách thuế còn nhiều bất cập nên ĐTNT lợi dụng để kinh doanh trốn thuế, thể hiện trên một số lĩnh vực sau:
Thứ nhất: thuế GTGT còn bất cập
Hiện nay, các doanh nghiệp thường kinh doanh sản xuất nhiều ngành khác nhau, có sắc thuế bao hàm nhiều tính chất của nhiều sắc thuế như: thuế TTĐB gánh cả chức năng của thuế GTGT, vì thế người chịu thuế thường nghĩ là họ phải gánh chịu một mức thuế cao. Chính điều này làm động lực thúc đẩy các đơn vị kinh doanh “phát minh” ra những cách trốn thuế tinh vi hơn. Đây là nguyên nhân gây thất thu cho ngân sách.
Thuế suất thuế GTGT còn có sự chênh lệch lớn giữa 10% và 5% cũng là kẻ hở đểđối tượng nộp thuế lợi dụng chuyển kê khai mặt hàng chịu thuế 10% thành mặt hàng chịu thuế 5% để chịu thuế thấp. Ví dụ mặt hàng nông lâm thủy sản đã qua chế biến chịu thuế suất 10% nhưng thường các đơn vị kê khai 5% ở mặt hàng nông lâm thuỷ sản sơ chế…
Hệ thống ưu đãi về thuế ở nước ta được các chuyên gia trong và ngoài nước
đáng giá là “phức tạp nhất thế giới”. Luật thuế TNDN có đến 4 điều qui định miễn giảm thuế với khoản trên 20 trường hợp được miễn giảm trong đó. Việc quy định các
điều kiện để được hưởng ưu đãi cũng không đáp ứng được tính đơn giản, việc đặt ra quá nhiều điều kiện như về số lao động, tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu, tỉ lệ nội địa hóa…làm cho việc quy định về ưu đãi, miễn giảm thuế quá phức tạp tạo ra nhiều cơ
hội để người nộp thuế lợi dụng để được hưởng ưu đãi, còn người nộp thuếđáng lẽ ra thuộc diện hưởng ưu đãi nhưng không thực hiện được.
Thứ ba: các quy định xác định hành vi vi phạm chưa mang tính khả thi cao. Các quy định xác định hành vi vi phạm và chế tài xử lý luôn thay đổi, lại không sát với bối cảnh thực tế nên gây không ít khó khăn cho các cán bộ khi thực hiện.
Việc quy định xử phạt hành vi vi phạm sử dụng hoá đơn dẫn đến trốn thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 120/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30 tháng 12 năm 2002, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7 tháng 11 năm 2002 không phù hợp với Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính là một hành vi vi phạm hành chính không bị xử phạt hai lần. Việc này gây khó khăn cho cán bộ
thanh tra, kiểm tra thuế trong việc áp dụng văn bản pháp luật, dẫn đến khiếu nại do áp dụng sai khi vừa xử phạt trốn thuế vừa xử phạt vi phạm sử dụng hoá đơn.
Khi Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 ra đời và được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Theo đó Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế ; Thông tư số
61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế: quy định phân biệt hành vi khai sai và trốn thuế. Đối với hành vi khai sai thì mức phạt 10% trên số tiền thuế khai thiếu, và phạt chậm nộp tiền thuế khai thiếu. Còn đối với hành vi trốn thuế thì mức xử phạt từ 1-3 lần thuế. Qua thực tiễn công tác, chúng tôi thấy một sốđiểm còn bất hợp lý sau:
- Việc xử lý hành vi khai sai: phạt 10% trên số thuế khai thiếu và phạt chậm nộp tiền thuế 0,05% trên số ngày chậm nộp gây dễ hiểu lầm là phạt hai lần đối với một hành vi vi phạm vừa phạt khai sai, vừa phạt chậm nộp thuế.
- Việc phân biệt hành vi khai sai để xử phạt nhẹ hơn đối với hành vi trốn thuế
nhưng theo tính toán của chúng tôi nếu thời gian tối đa phát hiện hành vi vi phạm là 5 năm thì cộng cả hai mức phạt 10% và chậm nộp tiền thuế gần bằng số thuế khai sai tương đương với phạt trốn thuếở mức phạt 1 lần thuế.
- Việc quy định hành vi khai sai còn mang tính chung chung, không rõ ràng gây khó khăn cho việc áp dụng xử lý vi phạm cho cán bộ thanh tra. Và hơn nữa các doanh nghiệp lợi dụng việc khai sai các căn cứ tính thuế để trốn thuế (chưa điều chỉnh, ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ kê khai thuế) nhưng khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì doanh nghiệp tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào Ngân sách Nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế thì xử lý phạt khai sai. Nếu cơ quan thuế phát hiện sớm thì doanh nghiệp lại chịu phạt rất thấp như vậy tính răn đe, ngăn ngừa không đủ mạnh.