Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây (giai đoạn 2001 -2005) Phú Yên đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo Báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 - 2010, thành tựu phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 5 năm 2001 – 2005 như sau:
Nhịp độ tăng GDP bình quân 10,7%/năm (chỉ tiêu 10-10,5%/ năm), trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư tăng bình quân 5,6 %/năm (chỉ tiêu là 3,5-4%/ năm); giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 19,6%/ năm (chỉ
tiêu là 19-20% / năm), nhịp độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ bình quân 12,1%/ năm (chỉ tiêu là 10-11%/năm), thu nhập bình quân đầu người 378USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ cấu ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế năm 2005 so với năm 2000 như sau: Công nghiệp-xây dựng tăng từ 22,7% lên 30,0%; dịch vụ tăng từ 33,2% lên 34,3%; nông- lâm-ngư nghiệp giảm từ 44,1% xuống 35,7%.
Thu ngân sách địa phương tăng nhanh, bình quân tăng 13,2%/năm, đáp ứng gần 70% nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh. Cơ cấu nguồn thu đã có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động tín dụng ngân hàng có nhiều tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Vềđầu tư phát triển: Công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển có nhiều tiến bộ, đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 9.487 tỷđồng, bằng 49,8% GDP, tăng bình quân hàng năm 19,7% (kế hoạch 6.050 tỷ, bằng 33% GDP), trong đó vốn huy động trong dân và các thành phần kinh tế
chiếm 39,1%, vốn thu hút từ bên ngoài chiếm 38,5%/tổng vốn.
Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển và có bước chuyển dịch tích cực về
cơ cấu, bước đầu huy động được tiềm năng và khơi dậy các nguồn lực mới cho sự phát triển. Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong cơ cấu thành phần kinh tế giảm từ
30,7% (năm 2000) xuống còn 27,8% (năm 2005), kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ
68,78% lên 70,4%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0,5% lên 1,8%, đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Khoa học, giáo dục, văn hoá có bước phát triển đáng khích lệ, 100% trạm y tế
xã có bác sỹ. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi các bậc, công tác phổ cập tiểu học, trung học cơ sở vượt chỉ tiêu.
Kinh tế khu vực nông thôn từng bước được nâng lên, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển thêm một số nghề mới; bước đầu hình thành một số
mô hình kinh tế trang trại, các làng nghề làm ăn hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn
được đầu tư xây dựng, cải thiện đáng kể. 100% xã có điện lưới quốc gia, với 96% hộ
100% số xã có bưu điện văn hóa xã, sóng phát thanh truyền hình phủ 96% địa bàn dân cư. Bộ mặt nông thôn ngày thêm đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên.