Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm qua

Một phần của tài liệu giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty May Thăng Long (Trang 43 - 50)

thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu và nhập khẩu.Ngoài ra, xí nghiệp may Hải Phòng còn có một x−ởng sản xuất nhựa và một x−ởng may. X−ởng sản xuất nhựa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong công ty và cũng bán sản phẩm ra bên ngoài. - Xí nghiệp may Nam Hải: Đ−ợc thành lập theo sự chỉ đạo của tổng công

ty dệt may Việt Nam với mục đích chính là đầu t− giúp đỡ dệt may Nam Định.

Mỗi xí nghiệp đều tổ chức ra thành 5 bộ phận: văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thiện, tổ bảo quản, đảm bảo quá trình sản xuất khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

- Cửa hàng thời trang có tác dụng giới thiệu và bán sản phẩm.

- Các xí nghiệp phụ trợ có tác dụng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Xí nghiệp phụ trợ gồm phân x−ởng thêu và phân x−ởng mài.

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm qua qua

Công ty cổ phần may Thăng Long thực hiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

- Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may.

Chuyên đề tốt nghiệp

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ

- Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ô tô, xe máy, mỹ phẩm, r−ợu; kinh doanh nhà đất cho thuê, văn phòng

- Kinh doanh kho vận, kho quan ngoại, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải, du lịch, lữ hành trong n−ớc

- Kinh doanh các mặt hàng khác phù hợp với qui định của pháp luật. Trong đó mặt hàng kinh doanh chủ đạo hiện nay là may mặc. Các sản phẩm may của công ty đ−ợc chào bán rộng rãi trên thị tr−ờng trong n−ớc và thị tr−ờng quốc tế. Hiện nay công ty đã chú trọng nhiều hơn đến thị tr−ờng trong n−ớc nh−ng doanh thu của công ty chủ yếu đ−ợc đem lại từ xuất khẩu.

B−ớc vào nền kinh tế thị tr−ờng, các chính sách nhà n−ớc có nhiều thay đổi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tự do hơn nh−ng lại mang đầy tính cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chịu nhiều sức ép lớn. Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trong n−ớc mà còn phải sự cạnh tranh gay gắt hơn ở thị tr−ờng quốc tế. Công ty may Thăng Long cũng đặt trong điều kiện đó, gặp nhiều trở ngại nh−ng công ty đã đạt đ−ợc một số kết quả.

Sau đây là bảng tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm trở lại đây:

Chuyên đề tốt nghiệp

45

Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm( 2001 - 2003)

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tỷ lệ

2003/2002 2004/2003 BQ Tổng doanh thu 116.328.197.522 128.539.949.338 142.705.051.425 110,50 111,02 111,90 Doanh thu hàng xuất khẩu 95.837.890.380 107.229.336.991 123.989.289.235 111,89 115,63 115,05

Các khoản giảm trừ 0 0 0

1. Doanh thu thuần 116.328.197.522 128.539.949.338 142.705.051.425 110,50 111,02 111,90 2. Giá vốn hàng bán 97.585.612.128 104.674.964.742 114.357.398.956 107,26 109,25 111,49 3. Lợi nhuận gộp 18.742.585.394 23.864.984.596 28.347.652.469 127,33 118,87 113,78 4.Chi phí bán hàng 5.833.773.469 5.984.162.234 7.345.100.234 102,58 129,22 115.9 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.387.697.072 10.409.245.348 12.792.944.368 140,90 122,90 131,90 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

sxkd 5.521.114.853 7.471.577.014 8.209.607.867 140,76 126.89 124,28 7. Lợi nhuận từ hoạt động tài

chính (4115033450) (6175473213) (6500487600) 150,07 145,54 124,67 8. Lợi nhuận bất th−ờng (10623640) 25000000 16000000 (253,32) 120,35 58,17 9. Tổng lợi nhuận tr−ớc thuế 1.395.457.763 1.321.103.801 1.725.120.267 116,17 130,58 119,65 10. Lợi nhuận sau thuế 984.911.279 1.102.350.585 1.242.086.592 116,17 112,68 119,65 Nguồn phòng kế toán tài vụ Công ty cổ phần May Thăng Long

Chuyên đề tốt nghiệp

Qua biểu 1 ta thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2002 đạt 116 tỷ; năm 2003 đạt 128,54 tỷ tăng 10,5%; năm 2004 đạt 145 tỷ, bình quân tăng 11,2%. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có những b−ớc tiến, lợi nhuận thuần thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt đ−ợc 8,2 tỷ năm 2004 tăng 26,89% so với năm 2003.

Mặt khác thấy giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu đạt tỷ lệ khá cao,; năm 2003 đạt 81,43%, năm 2004 đạt 81%. Cho thấy chi phí sản xuất của công ty ch−a đ−ợc sử dụng hợp lý.

Doanh thu hàng xuất khẩu qua các năm đều chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2002 đạt 82,38%; năm 2003 đạt 83,42% tăng 11,18%; năm 2004 đạt 86,88% tăng 15,63%. Chứng tỏ hàm l−ợng xuất khẩu của công ty rất lớn. Nh− vậy doanh thu nội địa của công ty chỉ chiếm 16,58% năm 2003; và đạt 13,12% năm 2004. Đây là con số rất khiêm tốn chứng tỏ thị phần nội địa còn rất thấp.

Bảng cân đối kế toán phản ánh rõ nét hơn hoạt động của công ty trong thời gian qua:

Chuyên đề tốt nghiệp

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2002 - 2003)

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

A. Tài sản 107.182.724.768 119.578.355.374 134.560.957.882

I. TSLĐ và ĐTNH 57.674.477.909 63.341.713.645 71.278.099.163 1. Tiền 250.049.377 952.199.374 1.071.504.564 2. Các khoản phải thu 25.952.339.991 24.354.375.006 27.405.851.069 3. Hàng tồn kho 30.276.324.204 3.754.739.206 40.359.915.950 4. TSLĐ khác 1.195.764.337 1.280.400.059 2.440.827.580 II. TSCĐ và ĐTDH 49.508.246.859 56.236.641.729 63.282.858.719 1. TSCĐ 46.639.576.122 44.229.082.472 49.599.682.326 2. Các khoản đầu t− TCDH 475.000.000 1.000.000.000 650.000.000 3. Chi phí XD cơ bản dở dang 2.393.670.737 11.007.559.257 12.033.176.393

B. Nguồn vốn 107.182.724.768 119.578.355.374 134.560.957.882

I. Nợ phải trả 89.014.041.892 98.543.501.855 110.233.768.530 1. Nợ ngắn hạn 56.970.374.020 64.053.276.205 84.138.958.865 2. Nợ dài hạn 32.043.667.872 34.490.225.650 26.094.809.665 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682.877 21.034.853.519 24.327.189.352 1. Nguồn vốn, quỹ 18.385.925.758 21.347.397.240 23.459.365.972 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác -217.242.882 -312.543.721 867.823.380 Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần May Thăng Long

Chuyên đề tốt nghiệp

Qua biểu 2 ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty có xu h−ớng tăng lên qua các năm. Năm 2003 tăng 11,15% so với 2002 và năm 2004 tăng 12,53% so với năm 2003; nh− vậy mức tăng bình quân là 11,84%. Đây là con số tuy không cao nh−ng cũng phản ảnh đ−ợc mức tăng tr−ởng của công ty.

Thông qua bảng cân đối kế toán ta có một số các chỉ tiêu tài chính rút ra:

- Hệ số nợ = nợ phải trả/ Tổng tài sản

- Tỷ suất thanh toán hiện thời = Tổng tài sản l−u động/ Tổng nợ ngắn hạn - Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tổng tài sản l−u động – Hàng tồn kho)/

Tổng nợ ngắn hạn

- Tỷ suất tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/ TSCĐ

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Hệ số nợ 0.83 0.82 0.82

Tỷ suất thanh toán hiện thời 1.01 0.99 0.85

Tỷ suất thanh toán nhanh 0.48 0.41 0.37

Tỷ suất tài trợ TSCĐ 0.36 0.37 0.38

Hệ số nợ cho thấy khả năng thanh toán của công ty, xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông th−ờng các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì các khoản nợ đảm bảo trong tr−ờng hợp doanh nghiệp phá sản. Hệ số nợ của công ty khá cao và tỷ lệ này ch−a đ−ợc cải thiện qua các năm. Điều này có ảnh h−ởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn tín dụng lớn.

Tỷ suất thanh toán hiện thời cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty. Năm 2003 là 0,99; năm 2004 là 0,85 đều thấp hơn chỉ tiêu trung bình ngành là 1. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của công ty không đ−ợc đảm bảo. Đây là một khó khăn rất lớn cần phải đ−ợc khắc phục

Chuyên đề tốt nghiệp

đảm bảo cho doanh nghiệp hệ số an toàn tối thiểu, cân bằng đ−ợc cán cân thanh toán.

Tỷ số thanh toán nhanh < 0,7 chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác thanh toán. Con số này ở công ty chỉ có 37% năm 2004, thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung. Đây là một điều đáng lo ngại trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất tài trợ cho tài sản cố định thấp. Năm 2003 là 0,37; năm 2004 thay đổi không đáng kể 0,38; cho thấy vốn chủ sở hữu chỉ đủ để tài trợ cho 38% tài sản cố định, còn lại là sử dụng từ nguồn đi vay. Điều này giải thích tại sao các tỷ số thanh toán của doanh nghiệp ở mức thấp.

Dựa vào hai biểu trên, ta có một số các chỉ tiêu phân tích tài chính: - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm= Thu nhập sau thuế/ Doanh thu

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu( ROE)= Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu - Doanh lợi tài sản (ROA) = Thu nhập sau thuế/ Tài sản

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

1. DL tiêu thụ sp 0.82 0.86 0.87 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. ROE 5.22 5.24 5.10

3. ROA 0.89 0.92 0.93

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm có sự thay đổi không đáng kể, trung bình đạt 0,85% thấp hơn so với trung bình ngành. Doanh nghiệp chỉ đạt đ−ợc 0,85% số lợi nhuận sau thuế trên một trăm đồng doanh thu, điều này cho thấy chi phí cho sản xuất của doanh nghiệp là rất lớn.

Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu đã đ−ợc phân tích trong bảng trên cũng phản ánh khả năng sinh lợi thấp của vốn chủ sở hữu. Năm 2003 có tỷ lệ cao nhất trong 3 năm nh−ng chỉ có 5,24% thấp hơn so với trung bình chung của ngành. Nguyên nhân là do doanh thu có tăng nh−ng chi phí lại

Chuyên đề tốt nghiệp

tăng mạnh hơn, dẫn đến lợi nhuận sau thuế thấp, do đó khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu thấp.

Chỉ tiêu doanh lợi tài sản qua các năm cũng có sự thay đổi tăng lên nh−ng mức tăng không đáng kể. Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập doanh nghiệp đạt đ−ợc trên đồng vốn đầu t− vào tài sản cố định, phản ánh mức sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Tỷ số này còn rất thấp ở công ty.

Trên đây là vài nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm qua. Doanh thu của công ty có tăng qua các năm và phần lớn đ−ợc thu từ xuất khẩu. Nh−ng bên cạnh đó thì các chi phí cho sản xuất kinh doanh cũng tăng, thậm chí mức tăng còn nhanh hơn cả doanh thu đã khiến cho các chỉ tiêu tài chính ở mức thấp. Đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi. Công ty cần có các giải pháp chiến l−ợc dài hạn cho nguồn vốn, và sử dụng nguồn có hiệu quả nhằm cải thiện đ−ợc tình trạng này.

2.2 Thực trạng việc tạo lập vốn ở Công ty CP May Thăng Long

Một phần của tài liệu giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty May Thăng Long (Trang 43 - 50)