Quy trình kiểm toán NSNN (Ban hành theo Quyết định số 08/1999/QĐ KTNN) ngày 15/12/1999 của Tổng KTNN)

Một phần của tài liệu 100 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 72 - 76)

08/1999/QĐ- KTNN) ngày 15/12/1999 của Tổng KTNN)

Tổng kết quy trình này đ−ợc xây dựng trên quy trình kiểm toán chung của KTNN, đ−ợc thiết kế gồm 4 giai đoạn:

- Chuẩn bị kiểm toán; - Thực hiện kiểm toán ;

- Lập báo cáo kiểm toán và l−u trữ hồ sơ kiểm toán; - Kiểm tra,theo dõi việc thực hiện.

Nội dung quy trình kiểm toán NSNN đ−ợc cụ thể hoá theo đối t−ợng, phạm vi kiểm toán trong lĩnh vực NSNN. Quy trình kiểm toán NS đ−ợc cụ thể hoá đối với qúa trình thu, chi NS và đ−ợc thực hiện tại 3 bộ phận chủ yếu của quá trình chu chuyển NS là cơ quan tài chính; kho bạc; cơ quan thuế; đơn vị thu, chi ngân sách. Đối với KTNN các khu vực khi vận dụng quy trình kiểm toán NSNN vào kiểm toán NS địa ph−ơng, quá trình thực hiện quy trình kiểm toán NS đ−ợc đánh giá nh− sau:

Về hoạt động kiểm toán.

Một số đoàn kiểm toán không tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán và quy định hồ sơ kiểm toán do đó chất l−ợng một số giai đoạn kiểm toán còn thấp, cụ thể nh− sau;

- Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Nhìn chung, giai đoạn này ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức; tồn tại chủ yếu ở hai khâu, đó là: khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị đ−ợc kiểm toán và bồi d−ỡng kiến thức cho kiểm toán viên tr−ớc khi triển khai kiểm toán, cụ thể nh− sau:

+ Thứ nhất: Việc khảo sát thu thập thông tin đ−ợc kiểm toán mới chỉ dừng lại ở mức xin tài liệu, số liệu của đơn vị đ−ợc kiểm toán, thời gian khảo sát ngắn ch−a đi sâu xem xét cụ thể thực tế tình hình quản lý tài chính, kế toán của đơn vị nên ch−a đánh giá đ−ợc những hạn chế trong công tác quản lý và hiệu lực, độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ, ch−a đ−a ra đ−ợc những đánh giá về những điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý. Do vậy, kế hoạch kiểm toán đ−ợc lập chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thuần tuý của các kiểm toán viên, việc lựa chọn các đơn vị đ−ợc kiểm toán chỉ mới dựa vào tiêu chí duy nhất là các đơn vị có thu, chi lớn; việc xác định trọng yếu cuộc kiểm toán không có cứ liệu sát thực về đơn vị đ−ợc kiểm toán, nhiều nội dung về trọng yếu ch−a đ−ợc xác định phù hợp với thực tế của đơn vị đ−ợc kiểm toán. Những hạn chế nêu trên dẫn tới kế hoạch kiểm toán chủ yếu mới là danh mục các đơn vị đ−ợc kiểm toán, chất l−ợng kế hoạch kiểm toán tổng quát ch−a cao.

+ Thứ hai: Hầu hết các đoàn kiểm toán ch−a thực hiện tốt việc bồi d−ỡng nghiệp vụ cho kiểm toán viên. Do vậy, kiểm toán viên không nắm

vững, đầy đủ các quy định tài chính kế toán đặc thù của đơn vị đ−ợc kiểm toán, nhìn chung khi thực hiện kiểm toán mới tự tìm hiểu và nắm bắt đ−ợc các quy định đặc thù của ngành, đơn vị đ−ợc kiểm toán; vấn đề này đã hạn chế nhiều đến chất l−ợng, hiệu quả hoạt động kiểm toán.

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Giai đoạn này có một số hạn chế:

+ Thứ nhất: Thực hiện kiểm toán ch−a chuyên nghiệp, còn ở trình độ thấp, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán chủ yếu theo kinh nghiệm cá nhân, với cùng một nội dung kiểm toán nh−ng với các kiểm toán viên khác nhau có nhiều cách làm khác nhau, ch−a có ph−ơng pháp kiểm toán thống nhất. Một trong những nguyên nhân cơ bản là ch−a có các quy trình kiểm toán cụ thể cho các lĩnh vực: Bộ ngành, tỉnh, thành phố; quy trình kiểm toán ngân sách hiện tại mới chỉ là những b−ớc cơ bản trong quá trình kiểm toán.

+ Thứ hai: Hoạt động kiểm soát chất l−ợng kiểm toán giai đoạn này hầu nh− ch−a đ−ợc thực hiện tốt, nhận thức về kiểm soát chất l−ợng kiểm toán của nhiều kiểm toán viên, tổ tr−ởng tổ kiểm toán và lãnh đạo đoàn kiểm toán ch−a đầy đủ; việc lập hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên ch−a tốt, còn mang tính hình thức, nhiều chỉ tiêu ch−a đ−ợc phản ánh đủ, thậm chí một số tổ kiểm toán không lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, biên bản xác nhận số liệu kiểm toán. Việc kiểm soát hồ sơ kiểm toán của tổ tr−ởng, tr−ởng đoàn kiểm toán thực hiện ch−a đầy đủ, ch−a có chất l−ợng. Nhìn chung, chúng ta mới kiểm soát đ−ợc những nội dung trình bày trong biên bản và báo cáo kiểm toán, hầu nh− ch−a kiểm soát đ−ợc quá trình hoạt động các kiểm toán viên có tuân thủ các quy trình chuẩn mực hay không, kiểm toán viên đã áp dụng đầy đủ các ph−ơng pháp thu thập bằng chứng hay không? Các nội dung trọng yếu của phạm vi kiểm toán có đ−ợc kiểm toán đầy đủ hay không? Số liệu tình hình hoạt động của đơn vị đ−ợc kiểm toán có đ−ợc phản ánh trong hệ thống các biểu hồ sơ kiểm toán một cách logic, đầy đủ hay không?

- Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán :

Hạn chế đáng l−u ý của giai đoạn này là việc lập báo cáo còn mang tính liệt kê số liệu tình hình, ch−a tổng hợp và ch−a đ−a ra đ−ợc những nhận xét,

đánh giá súc tích với những số liệu, tình hình đã có trong các biên bản kiểm toán.

Việc kiểm duyệt báo cáo ở cấp kiểm toán chuyên ngành thực hiện ch−a có chất l−ợng cao, còn mang tính hình thức.

- Giai đoạn kiểm tra kiến nghị kiểm toán :

Giai đoạn này ch−a đ−ợc coi trọng và thực hiện ch−a tốt, thể hiện ở các nội dung sau:

- Ch−a tổ chức theo dõi, đôn đốc th−ờng xuyên việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Mặc dù tất cả các biên bản, báo cáo kiểm toán đều xác định rõ thời hạn đơn vị đ−ợc kiểm toán phải báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán về KTNN, nh−ng nhiều đơn vị đ−ợc kiểm toán không thực hiện công việc này.

- Việc kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán đã đ−ợc thực hiện hàng năm, nh−ng một số đoàn kiểm tra không lập báo cáo kết quả kiểm tra; ch−a tổ chức tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện để rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán cũng nh− kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà n−ớc, xử lý các tr−ờng hợp không thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN.

Những hạn chế trên đây đã làm giảm đáng kể hiệu lực kiến nghị của KTNN, tạo cho đơn vị kiểm toán ý thức không tuân thủ, xem nhẹ hoạt động kiểm toán nhà n−ớc và tạo ra nhiều khó khăn trong những lần kiểm toán sau.

Kiểm toán NSNN ch−a tổ chức đ−ợc nhiều cuộc thảo luận về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là tổ chức h−ớng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho các kiểm toán viên mới vào nghề tr−ớc khi bố trí tham gia các đoàn kiểm toán; học tập nghiệp vụ chuyên môn của kiểm toán viên còn mang tính tự phát cá nhân, ch−a xây dựng đ−ợc cẩm nang riêng cho kiểm toán chuyên ngành NSNN. Hầu hết kiểm toán viên ch−a tranh thủ thời gian để tập trung khai thác và nghiên cứu chính sách, chế độ phục vụ cho hoạt động kiểm toán.

Về quy định nghiệp vụ kiểm toán.

Hệ thống các quy trình kiểm toán NSNN, chuẩn mực kiểm toán, mẫu biểu kiểm toán tuy đã từng b−ớc đ−ợc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện; song đến

nay vẫn còn nhiều nội dung phải cụ thể hóa và hoàn chỉnh, nh− quy trình kiểm toán ngân sách tỉnh, thành phố, quy trình kiểm toán bộ ngành. Thực trạng này dẫn tới tác nghiệp của kiểm toán viên mới chỉ dừng ở mức kinh nghiệm cá nhân, ch−a đúc rút đ−ợc các kinh nghiệm cá nhân đó thành hồ sơ kiểm toán thống nhất.

Hệ thống biểu mẫu hồ sơ kiểm toán cũng ch−a cụ thể cho các lĩnh vực kiểm toán, do vậy, kiểm toán viên có thể ghi chép theo nhiều cách khác nhau và cũng rất khó kiểm tra, kiểm soát và tổng hợp kết quả kiểm toán.

Một phần của tài liệu 100 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)