nhuận để lạià song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động – nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu t− ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt đ−ợc hiệu quả cao luôn là mục tiêu đ−ợc đặt lên hàng đầu của NHNo&PTNT Hà nội. Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị tr−ờng đã tạo ra một hệ quả tất yếu là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh cũng nh− giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh h−ởng của quy luật này-đặc biệt khi nó kinh doanh một đối t−ợng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ. Trong những năm qua, NHNo&PTNT Hà nội dã luôn chú trọng trong việc hoạch định chiến l−ợc khách hàng, chiến l−ợc huy động vốn trên địa bàn thành phố. Năm 1999, chi nhánh đã tái thành lập phòng Kế hoạch để điều phối việc huy động vốn. NHNo&PTNT Hà nội có những hình thức huy động vốn sau:
+ Nhận tiền gửi của đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm.
+ Phát hành giấy tờ có giá nh− kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vay vốn của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác.
Hà nội là trung tâm kinh tế của cả n−ớc nên là địa bàn tập trung của rất nhiều doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh vô cùng đa dạng và nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy, NHNo&PTNT Hà nội luôn chú trọng mở rộng thêm mạng l−ới kinh doanh để thu hút nguồn vốn nội tệ đáp ứng các nhu cầu tín dụng đa dạng của các doanh nghiệp; đồng thời khai thác ngoại tệ để thoả mãn nhu cầu thanh toán với n−ớc ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc mở rộng thêm mạng l−ới kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh phát huy vai trò của mình với chức năng là trung gian thanh toán. Nó cũng chứng tỏ uy tín của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là qua khả năng thantoán kịp thời. So với những ngày đầu khi mới thành lập với nguồn vốn 16 tỷ, sau hơn 10 năm hoạt động, nguồn vốn kinh doanh của NHNNo&PTNT Hà nội đã tăng tr−ởng 384 lần, tạo thế và lực vững chắc cho chi nhánh trong việc cung ứng vốn cho các nhu cầu của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, góp phần phát triển kinh tế cho Thủ đô. Ngoài ra, trong năm 2002 cũng nh− nhiều năm tr−ớc đó, NHNNo&PTNT Hà Nội đã cung ứng một khối l−ợng lớn vốn đáng kể cho toàn ngành để điều hoà chung trong cả n−ớc. Để tăng tr−ởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, NHNNo&PTNT Hà nội đã thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân c−, các tổ chức kinh tế, xã hội, các tr−ờng học, bệnh viện trên địa bàn Thủ đô nên trong năm 2002, các loại nguồn vốn đều tăng tr−ởng khá trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 70% nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh có thể đầu t− cho các dự án vay vốn trung, dài hạn lớn. Đặc biệt từ năm 2000, NHNNo&PTNT Hà nội đã triển khai huy động nguồn vốn ngoại tệ trong các tầng lớp dân c−, chỉ sau 8 tháng thực hiện, đến cuối năm 2000, NHNNo&PTNT Hà nội đã có 15 triệu USD tiền gửi tiết kiệm, cùng với các
nguồn vốn ngoại tệ khác, NHNNo&PTNT Hà Nội đã chủ động đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp.
Theo kết quả kinh doanh năm 2002, nguồn vốn của NHNNo&PTNT Hà Nội đạt 6.152 tỷ, tăng 44,5% so với 2001, trong đó:
+ Nguồn vốn nội tệ: 5.378 tỷ, tăng 39.1% so với 2001, kết cấu nh− sau:
-Tiền gửi tiết kiệm 467 tỷ, chiếm 8.7% nguồn nội tệ, tăng 59,4% so với 2001 -Kỳ phiếu 1.982 tỷ, chiếm 36,9% nguồn nội tệ, tăng 73,7% so với 2001 -TG TCKT 852 tỷ, chiếm 15,8% nguồn nội tệ, tăng 4% so với 2001
-TG, TV TCTD 1.921 tỷ, chiếm 35.7% nguồn nội tệ, tăng 32,3% so với 2001 -TG Kho bạc 156 tỷ, chiếm 2,9% nguồn nội tệ, giảm 2,5% so với năm 2001
+ Nguồn vốn ngoại tệ: 774 tỷ (t−ơng đ−ơng với 50 triệu USD), tăng 98% so với 2001, kết cấu nh− sau:
-Tiền gửi tiết kiệm 497 tỷ, chiếm 64,2% nguồn ngoại tệ, tăng 43,2% so với 2001
-Tiền gửi TCKT 47 tỷ, chiếm 6,1% nguồn ngoại tệ, tăng 9,35 so với 2001 -TG TCTD 149 tỷ, chiếm 19,3% nguồn ngoại tệ,tăng 1,48% so với 2001 -Kỳ phiếu 72 tỷ, chiếm 9,3% nguồn ngoại tệ
Để có đ−ợc những kết quả khả quan trên, NHNNo&PTNT Hà Nội đã có những cố gắng không nhỏ trong từng b−ớc thay đổi phong cách giao dịch với khách hàng, đồng thời vận dụng lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế thị tr−ờng; bên cạnh đó còn tổ chức thu tiền gửi tại gia đình những khoản tiền từ 50 triệu đồng trở lên. Những hoạt động này đã tạo cho ng−ời dân một tâm lý yên tâm và vững tin khi gửi tiền vào NHNNo&PTNT Hà nội. Do vậy nguồn vốn tiền gửi dân c− tăng tr−ởng nhanh hơn, từ đó tạo thế chủ động cân đối nguồn vốn vào đầu t− tín dụng, nhất là đầu t− trung và dài hạn. Một yếu tố rất thuận lợi ở đây là niềm tin của những ng−ời dân đối với ngân hàng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị tr−ờng, đời sống của đại bộ phận dân c− trong thành phố đã đ−ợc từng b−ớc cải thiện, nguồn nhàn rỗi nhờ vậy cũng tăng. Tiền gửi đã và đang là một nguồn đáng kể chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của
NHNNo&PTNT Hà nội. Điều này thể hiện: Năm 2002, NHNNo&PTNT Hà Nội đã đạt và v−ợt mục tiêu tăng tr−ởng nguồn vốn 40% mà Hội đồng Quản trị NHNNo&PTNT Việt nam đã giao đầu năm, các Ngân hàng Quận-Khu vực trực thuộc đã quan tâm đến nguồn vốn nên có nguồn vốn tăng tr−ởng nhanh là Tam Trinh 333,3%, Hoàn Kiếm 123,3%, Hai Bà Tr−ng 82%, Thanh Xuân 38,5%, Tây Hồ 38,5%; đặc biệt Ngân hàng Ch−ơng D−ơng và Tràng Tiền tuy mới hoạt động 6 tháng cuối năm nh−ng đã huy động đ−ợc nguồn vốn khá lớn. Trong huy động nguồn vốn nội tệ, các ngân hàng vừa chú trọng khối l−ợng vừa chú trọng đến chất l−ợng, tuy năm 2002 mặt bằng lãi suất trên địa bàn có tăng, nh−ng các ngân hàng đã khai thác đ−ợc các nguồn vốn có lãi suất hợp lý nên mặc dù một bộ phận lãi kỳ phiếu đã trả lãi tr−ớc và một bộ phận lãi kỳ phiếu trả lãi sau ch−a hạch toán từ tháng 9/2002 nh−ng lãi suất đầu vào thực tế nguồn vốn nội tệ giảm 9,3% so với 2001, đây là −u điểm nổi bật rất quan trọng mà từng chi nhánh ngân hàng trực thuộc
NHNo&PTNT Hà Nội cần phân tích thực trạng của đơn vị mình để phát huy cho các năm sau. Tuy vậy, NHNNo&PTNT Hà Nội cũng phải chú ý đến một số tồn tại trong công tác huy động vốn: Nguồn vốn tuy tăng tr−ởng 44,5% nh−ng nguồn vốn nội tệ tăng chậm hơn ngoại tệ nên đã ảnh h−ởng đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng không cao. Một số ngân hàng Quận nhận tiền gửi của các TCTD với thời hạn ngắn nh−ng lãi suất lại quá cao, nên nguồn vốn tuy lớn nh−ng hiệu quả lại thấp. Trong thời gian tới NHNNo&PTNT Hà Nội sẽ phải tìm cách khắc phục.