cho ng−ời nghèo ở n−ớc ta.
Kết luận thứ nhất: có nhiều kênh hỗ trợ vốn cho ng−ời nghèo song thông qua kênh tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả. Trong kênh tín dụng thì vấn đề cho vay phù hợp là quan trọng nh−ng không quan trọng bằng việc cấp vốn cho ng−ời nghèo kịp thời, thuận tiện và trực tiếp.
Kết luận thứ 2: Cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để có một nguồn vốn đủ lớn hỗ trợ cho ng−ời nghèo có sức lao động nh−ng thiếu vốn. Song để vận hành nó một cách hiệu quả và phù hợp phải tập trung vào một đầu mối là ngân hàng phục vụ ng−ời nghèo làm nhiệm vụ quản lý, bảo toàn, giải ngân, thông qua cơ chế chính sách của nhà n−ớc và quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng, của ngân hàng Nhà n−ớc Việt Nam. Trên ý nghĩa đó Ngân hàng phục vụ ng−ời nghèo phải đ−ợc nâng lên một cấp độ mới cao hơn.
Kết luận thứ 3: thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn Đảng, Chính phủ, các cấp các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân c−. Bởi vậy Nhà n−ớc phải có chính sách xã hội hoá mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Trong đó đối với ng−ời nghèo, vùng nghèo cần có sự tài trợ của ngân sách Nhà n−ớc kết hợp với khai thác mọi nguồn vốn, tiềm lực của dân c−, huy động sức mạnh xã hội cùng thực hiện.
Kết luận thứ 4: Cần có một cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt quá trình chuyển tải vốn cho ng−ời nghèo: đúng đối t−ợng, thuận tiện, sử dụng vốn có hiệu quả, trả nợ vay sòng phẳng. Để ng−ời nghèo thực sự tăng thu nhập phải coi việc h−ớng dẫn sử dụng vốn sản xuất là quan trọng.