III. CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM
1.5. Thời kỳ từ tháng 7/2000 đến tháng 5/2002:
Xuất phát yêu cầu đổi mới hoạt động NH phù hợp với nhịp độ và mục tiêu phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, thực hiện
theo luật NHNN, chính sách lãi suất cơ bản.
Lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu
vốn trên thị trường nhưng vẫn có sự khống chế của NHNN bằng
việc quy định biên độ nhất định để các NHTM xác địng lãi suất
cho vay. Lãi suất cơ bản được NHNN thông báo hàng tháng dựa
trên các nhân tố chủ yếu sau:
Tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường áp dụng đối với khách hàng có uy tín của NHTM lớn, diễn biến về lãi suất
và tiền tệ, diễn biến kinh tế vĩ mô; quan hệ tỷ giá với chính sách
tiền tệ.
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ , bỏ quy định trần lãi suất cho vay, mà áp dụng lãi suất linh hoạt theo tiền tệ quốc tế.
Thời gian đầu còn bị khống chế với giới hạn không vượt quá lãi suất Sibor cộng thêm tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên sau một thời gian
thực hiện, NHNN đã tự do hoá lãi suất huy động và cho vay bằng
ngoại tệ.
IV. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIÊC CHUYỂN SANG MỘT CƠ
CHẾ LÃI SUẤT THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG :
Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2000 đến tháng 5/2002,
lãi suất cơ bản được điều chỉnh tương đối phù hợp với việc thực
thi chính sách lãi suất tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng, với biên độ khá rộng, tạo điều kiện cho các TCTD ấn định lãi suất cho
vay phù hợp với quan hệ cung cầu vốn ở thị trường thành thị và nông thôn.
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản tự nó đã bộc
lộ nhiều nhược điểm làm hạn chế quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh NH và không thích hợp với nhu cầu phát triển
của nền kinh tế. Cụ thể, mục đích đưa ra trần lãi suất để hạn chế
các NHTM cho vay với lãi suất cao tránh ảnh hưởng hơn, vì bản thân các NHTM đã hoạt động trong môi trường cạnh tranh tương đối quyết liệt mà bản thân lãi suất là công cụ quan trọng để tìm kiếm khách hàng và nâng cao thị trường tín dụng trong nền kinh
tế. Mặt khác nhu cầu của nền kinh tế trong những năm tới sẽ còn tiếp tục tăng cao đã đặt ra một yêu cầu bức xúc đối với các
NHTM phải huy động thêm nhiều nguồn vốn, mà muốn vậy thì lãi suất cũng phải sử dụng như một công cụ đòn bẩy quan trọng.
Qua một năm thực hiện cơ chế tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ
cũng đã cho thấy tỷ gía và thị trường ngoại hối vẫn ổn định và hoạt động bình thường, không có tác động xấu đối với nền kinh
tế. Đồng thời tạo điều kiện cho các NHTM ấn định lãi suất huy động cho vay phù hợp với khả năng của NH, với nhu cầu vốn của
Trên thế giới, các nước đang trong quá trình phát triển theo
kinhtế thị trường đều phấn đấu để tiến tới tự do hoá lãi suất, bởi vì tự do hoá lãi suất có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, có khả năng quyết định nhịp độ của tăng trưởng kinh tế. ở Việt Nam, việc chuyển đổi lãi suất theo hướng thị trường có
nhiều tác động tích cực đối với kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính, cụ thể như sau:
Một là, việc nới lỏng cơ chế điều hành lãi suất theo hướng
thị trường đã tạo khả năng cho thị trường tài chính phát triển theo
chiều sâu.
Hai là, sự thay đổi chính sách lãi suất là phù hợp với diễn
biến kinh tế vĩ mô, nhưng cũng chính yêu cầu phát triển kinh tế,
tiền tệ hoá các mối quan hệ kinh tế và sự hình thành các nhân tố
thị trường đã buộc chính sách lãi suất phải có sự nới lỏng để
chuyển dần sang cơ chế lãi suất thoả thuận nhằm tạo điều kiện
cho việc huy động tối đa nguồn lực trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển và đồng bộ với tổng thể chính sách kinh tế - tài chính - đối ngoại.
Ba là, việc nới lỏng cơ chế lãi suất, làm cho lãi suất tự điều
chỉnh linh hoạt và phù hợp hơn với quan hệ cung cầu vốn thị trường, các nguồn vốn được lưu chuyển đến nơi có lợi nhuận cao
cới mức rủi ro thấp, nâng cao hiệu quả đầu tư thúc đẩy các
NHTM phát triển nhanh chóng mạng lưới chi nhánh ở thành thị, nông thôn, đưa ra các mức lãi suất, sản phẩm dịch vụ thích hợp
với khách hàng. Nếu không, việc kiểm soát lãi suất bằng biện
pháp hành chính sẽ rất hạn chế, như thực tế năm 1991 - 1995, NHNN khống chế chặt chẽ mức trần lãi suất cho vay ở mức thấp đã khuyến khích sự vay mượn lòng vòng, trốn tránh sự kiểm soát,
lãi suất tiền gửi tăng, nhưng lãi suất cho vay lại không tăng được
và chênh lệch lãi suất chỉ đủ bù đắp chi phí kinh doanh, lợi nhuận
rất thấp, khả năng tài chính của NHTM bị yếu đi, dễ gây xáo trộn
tổn thương cho thị trường tài chính.
Xuất phát từ những nhận định nêu trên và đối chiếu với các điều kiện để các nước có thể tự do hoá lãi suất, chúng ta có thể
thấy đây cũng là thời điểm thích hợp để thực hiện tự do hoá lãi suất.
Về kinh tế vĩ mô: trong những năm qua, chúng ta đã duy trì
được một nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định,
lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, thâm hụt ngân sách luôn ở dưới mức 5% so với GDP, bội thu cán cân thanh toán: đây là điều
kiện tiền đề và có ý nghĩa quan trọng để chọn thời điểm tự do hoá
lãi suất. Hệ thống các TCTD đã và đang được củng cố, sắp xếp
lành mạnh hoá và khả năng ngày càng được nâng cao. Các công
cụ của chính sách tiền tệ ngày càng được hoàn thiện và vận hành linh hoạt theo cơ chế thị trường.
KẾT LUẬN
Chính sách lãi suất là một bộ phận cấu thành của chính sách
tiền tệ quốc gia, vì thế trước hết nó phải hướng tới những mục
tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia: ổn định tiền tệ, đảm bảo mức
lạm phát hợp lý (4-5%), kích thích tăng trưởng kinh tế. Thứ hai,
chính sách tiền tệ quốc gia nước ta hiện nay phải nhằm tiến tới
hình thành một thị trường tiền tệ tạo ra sự cạnh tranh công bằng
và lành mạnh giữa những tổ chức tín dụng tạo điều kiện để giảm
chi phí tín dụng. Ngoài ra chính sách tiền tệ còn phải đảm bảo có
sự chênh lệch lãi suất kinh doanh . Thứ ba, chính sách lãi suất
phải tạo động lực cho các Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lý thuyết tiền tệ - Trường đại học Tài chính Kế toán
Hà Nội, NXB Tài chính, năm 1998.
2. Kinh tế học - David begg.
3. Thị trường vốn, Học viện Ngân hàng.
4. Đổi mới chính sách tiền tệ và kiểm soát ở Việt Nam.
5. Ngân hàng Việt Nam quá trình xây xựng và phát triển, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
6. Tạp chí Tài chính số 8, 9, 10/1999, 1/2000.
7. Tạp chí Tài chính Ngân hàng, số 12, 18, 19/1998; số 7, 8/1999,
10/2001, 5/2002.
8. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ
9. Tap chí Ngân hàng Năm 2001; số 2,4,5,6,7,8/năm2002