Tổng kết chung về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty

Một phần của tài liệu 128 Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện (Trang 53 - 56)

2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán

- Thực hiện các công việc trước kiểm toán: bao gồm các công việc sau:

+ Nhận diện các lý do kiểm toán của Công ty khách hàng: Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, AISC có thể ước lượng được quy mô và tính phức tạp của công việc kiểm toán cần thực hiện. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp cho từng phần hành cụ thể nói chung cũng như cho kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ nói riêng.

+ Lựa chọn đội ngũ KTV: Việc lựa chọn một đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp không những đạt hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các chuẩn mực chung được thừa nhận. Khi lựa chọn nhân viên kiểm toán trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm, AISC hạn chế việc thay đổi KTV do họ đã tích luỹ được những kinh nghiệm cũng như hiểu biết sâu sắc về khách hàng. Việc lựa chọn nhân viên thực hiện kiểm toán TSCĐ cho XYZ đã đáp ứng được yêu cầu trên.

- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

+ Thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng:

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đều hướng dẫn “Để thực hiện được kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh đủ để nhận thức và xác định các dữ kiện, nhiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán” Điều này rất quan trọng, đặc biệt đối với kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ do chỉ tiêu này gắn liền với loại hình, ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, KTV cần tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, hệ thống kế toán, chính sách kế toán…..

+ Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước:

Đây là vấn đề rất được chú trọng do thực hiện đơn giản song lại mang lại hiệu quả cao. Qua kết quả của cuộc kiểm toán trước ta có thể thấy được yếu điểm của đơn vị, những nội dung thường xảy ra sai sót, gian lận. Hiện nay, tuy quyết định 206/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 quy định rất rõ về khung khấu hao, phương pháp khấu hao, phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ, nhưng khi kiểm tra lại hồ sơ các cuộc kiểm toán năm trước ta thấy hầu hết các đơn vị đều hạch toán, tính toán chưa đúng.

+Thực hiện thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích sẽ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán . Các thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch là:

Phân tích ngang: So sánh số liệu kỳ này, kỳ trước, so sánh số liệu thực tế với số liệu tính toán của KTV hoặc số liệu dự toán của đơn vị, so sánh số liệu đơn vị với số liệu ngành.

Phân tích dọc: So sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và các khoản mục khác nhau trên BCTC.

+ Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán:

Ở giai đoạn này, KTV chính đánh giá mức độ trọng yếu (PM) để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được. Khi đó quy mô sai sót (MP) sẽ được tính bằng 85% mức độ trọng yếu.

Bảng 2.19: Bảng tính tỷ lệ PM theo doanh thu

Doanh thu thuần (tỷ đồng) Tỷ lệ

0-5 0.031 5-10 0.025 10-20 0.022 20-50 0.018 50-200 0.014 200-400 0.010 400-1000 0.008 1000-3000 0.007 >3000 0.005

Rủi ro kiểm toán được xác đinh theo đúng chuẩn mực kiểm toán số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ:

Bảng 2.20: Bảng phân tích rủi ro kiểm toán

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng

Cao Thấp nhất Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Cao nhất

- Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết: Tuỳ vào từng cuộc kiểm toán cụ thể, KTV chính sẽ thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản tương ứng

Một phần của tài liệu 128 Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện (Trang 53 - 56)