Kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ kế toán, chế độ quản lí kinh tế

Một phần của tài liệu 273 Hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cao su Sao Vàng (60tr) (Trang 52 - 56)

II. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên

2.kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ kế toán, chế độ quản lí kinh tế

độ quản lí kinh tế tài chính về hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

2.1. Hoàn thiện hệ thống tài khoản của phần hành kế toán nguyên vật liệu:

Hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐTC của Bộ tài chính là sự kết hợp giữa kế toán tài chính và một phần kế toán quản trị. Vì vậy, bên cạnh những tài khoản tổng hợp còn quyết định nhiều tài khoản chi tiết để chi tiết hoá các thông tin liên quan đến tài sản, nguồn vốn. Nhng do chịu ảnh hởng về quy mô, hình thức sở hữu, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lí nên thông tin của kế toán quản trị mang tính đa dạng đợc xử lí và cung cấp ở nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy rõ ràng không thể sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất làm căn cứ để thực hiện kế toán quản trị. Do đó, hệ thống tài khoản thống nhất chỉ nên đi vào một nội dung của kế toán tài chính với mục tiêu xử lí thông tin để lập báo cáo tài chính một cách nhanh chóng, dễ dàng, dễ kiểm tra. Nh vậy, không nên qui định các tài khoản cấp 2, 3 mà chỉ cần quy định tài khoản cấp 1. Cụ thể, trong phần hành kế toán nguyên vật liệu, chỉ nên quy định đối với tài khoản 152- nguyên vật liệu. Còn việc mở chi tiết Tài khoản cấp 2 và 3 của tài khoản 152 nên để doanh nghiệp tự thực hiện nhằm mục đích phù hợp với đặc điểm của đối tợng kế toán, đặc điểm ngành nghề cũng nh yêu cầu quản lí doanh nghiệp.

Về tài khoản 621-“chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”: theo chế độ kế toán , tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ) đợc sử dụng trực

tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kì sản xuất kinh doanh. Với nội dung này, cuối kì, kế toán rất khó khăn trong việc xác định giá trị sản phẩm dở dang bởi nguyên vật liệu chính là đối tợng chế biến còn vật liệu khác là chi phí chế biến. Do đó , khi tính giá trị sản phẩm dở dang, bắt buộc kế toán phải tách rời giá trị vật liệu chính ra khỏi chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì, nên thay đổi nội dung phản ánh của tài khoản 621. Theo đó, tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”chỉ phản ánh giá trị nguyên vật liệu chính trực tiếp tiêu hao liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm không bao gồm giá trị các loại vật liệu khác. Giá trị các loại vật liệu khác tiêu hao liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm đợc tập hợp vào chi phí sản xuất chung, cuối kì phân bổ cho các đối tợng tính giá có liên quan. Phơng án này dựa trên sự khác biệt giữa đối tợng chế biến (nguyên vật liệu chính) và chi phí chế biến (vật liệu khác) để tách 2 loại chi phí này ra khỏi chi phí nlv trực tiếp. Hơn nữa, trên thực tế, giá trị vật liệu khác tiêu hao liên quan trực tiếp đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm thờng không đáng kể, chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí nguyên vật liệu.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải mở thêm các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh trong đó có tài khoản 621. Bởi trong công tác kế toán của loại hình doanh nghiệp này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xởng, bộ phận sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đều đợc tập hợp vào tài khoản 632. Điều này gây khó khăn cho kế toán trong việc phân biệt chi phí và thu thập thông tin chi phí từng loại. Chính vì vậy, việc mở thêm tài khoản phản ánh chi phí sản xuất trong đó có tài khoản 621 là rất cần thiết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, việc này sẽ tạo nên sự thống nhất hệ thống tài khoản trong các loại hình doanh nghiệp.

2.2. Hoàn thiện công tác kế toán vật liệu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Trong đơn vị hành chính sự nghiệp, vật liệu bao gồm các loại vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ. Để hạch toán vật liệu , công cụ dụng cụ, kế toán sử dụng tài khoản 152 “vật liệu, công cụ dụng cụ”. Trong đó chi tiết thành:

T K 1521: vật liệu

Để tạo nên sự thống nhất hệ thống tài khoản, nên chăng tài khoản hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đợc xây dựng nh sau:

T K 152: vật liệu

T K 153 : công cụ dụng cụ

Ngoài ra, so với chuẩn mực kế toán đã ban hành thì kế toán nguyên vật liệu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp cha thật phù hợp. Theo quy định hiện hành, hạch toán nhập – xuất – tồn kho vật liệu tại đơn vị hành chính sự nghiệp theo giá thực tế. Trong đó, giá thực tế vật liệu mua ngoài nhập kho đợc tính theo giá ghi trên hoá đơn của ngời bán. Các chi phí liên quan (chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp ) đ… ợc ghi trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan đến việc sử dụng vật liệu (các tài khoản loại 6)

Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho thì việc xác định giá trị hàng tồn kho phải theo giá gốc, trờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện đ- ợc thấp hơn giá gỗc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đợc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Do đó, để theo dõi, quản lí và hạch toán vật liệu trong đơn vị hành chính sự nghiệp phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho đã ban hành, chi phí liên quan đến mua vật liệu nên đợc hạch toán vào giá trị vật liệu chứ không nên hạch toán vào các khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng vật liệu.

Việc tính giá vật liệu mua ngoài nên đợc tính nh sau:

- Giá vật liệu mua ngoài nhập kho sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án là tổng giá thanh toán trên hoá đơn cộng (+) chi phí có liên quan (tổng giá thanh toán ) cộng với (+) thuế nhập khẩu (nếu có) trừ (-) giảm giá, chiết khấu thơng mại.

- Giá vật liệu mua ngoài nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh :

+ Đối với đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ, giá nhập là giá mua trên hoá đơn cộng (+) chi phí mua(không bao gồm thuế GTGT) cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) trừ (-) giảm giá,chiết khấu thơng mại.

+ Đối với đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phơng pháp trực tiếp, giá nhập là giá mua trên hoá đơn cộng (+) chi phí mua(bao gồm cả thuế GTGT) cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) trừ (-) giảm giá,chiết khấu thơng mại.

2.3. hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê.

Để hớng dẫn việc thực hiện 4 chuẩn mực kế toán đợt 1 trong đó có chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho, Bộ tài chính đã ban hành thông t số 89/2002/T T-BTC. Tuy nhiên, trong thông t này chỉ hớng dẫn hạch toán các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho mà cha hớng dẫn việc hạch toán các khoản vật liệu thừa khi kiểm kê. Để việc hạch toán giá trị hàng tồn kho thừa đợc thực hiện một cách thống nhất và rõ ràng, cần phải có văn bản chính thức hớng dẫn chi tiết việc hạch toán.

Theo em việc hạch toán các khoản hàng tồn kho thừa chwa rõ nguyên nhân nên đợc tiến hành nh sau:

- Căn cứ vào biên bản về hàng tồn kho thừa, kế toán phản ánh giá trị thừa:

Nợ TK 151, 152, 153, 155… Có TK 3381

- căn cứ vào quyết định xử lí tài sản thừa, kế toán định khoản: Nợ TK 3381: giá trị hàng tồn kho thừa

Có TK 641: giá trị thừa trong định mức

Có TK 711: giá trị thừa không rõ nguyên nhân

Phần IV: Kết luận

Kế toán nguyên vật liệu chiếm một vị trí rất quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì nó có ảnh hởng mạnh

mẽ và trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là bởi nguyên vật liệu là yếu tố vô cùng quan trọng của quá trình sản xuất. Thiếu nguyên vật liệu, quá trình sản xuất sẽ bị đình trệ. Hơn nữa trong điều kiện thị trờng cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn tìm biện pháp để nâng cao chất lợng và hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện đợc mục tiêu đó, kế toán nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định. Công tác kế toán nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp quản lí đợc tình hình sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu, tránh đợc mất mát lãng phí, góp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tăng tốc độ chu chuyển vốn lu động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất lớn. Với truyền thống hơn 40 năm xây dựng và phát triển, công ty đã khẳng định đợc vị trí của mình trên thị trờng và trở thành đơn vị đầu đàn trong ngành chế biến cao su cả nớc. Cùng với sự phát triển chung của toàn công ty, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng của công ty cũng đã và đang không ngừng đợc hoàn thiện. Có thể khẳng định, công tác kế toán nguyên vật liệu đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công ty.

Em xin chân thành cám ơn cô giáo Trần Thị Phợng và toàn thể cán bộ công nhân viên Phòng tài chính kế toán công ty cao su Sao Vàng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Hà Nội, ngày 7tháng 5 năm 2004 Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Ngọc Anh

Bản nhận xét của Công ty Cao Su Sao Vàng

Một phần của tài liệu 273 Hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cao su Sao Vàng (60tr) (Trang 52 - 56)