Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty xây dựng số 2 Thăng Long

Một phần của tài liệu 131 Tổ chức công tác Kế toán tiền lương và các khoảng trích theo lương tại Công ty xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 58 - 68)

III. Số dư cuối kỳ

5 tháng đầu năm 2002: Mức lương TB là 923.000 đ/ tháng.

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty xây dựng số 2 Thăng Long

Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán luôn luôn là cần thiết, vì hạch toán kế toán là công cụ hữu hiệu để quản lý và phục vụ quản lý doanh nghiệp với nhiệm vụ cung cấp thông tin phản ánh theo dõi chi tiết các quan hệ kinh tế dưới sự biểu hiện bằng tiền. Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một việc cần làm ngay và phải làm thật tốt. Với những mặt còn tồn tại trên, em xin đưa một số kiến nghị sau:

1 - Vấn đề về: Tổ chức, bố trí lại lao động cho phù hợp với nội dung công việc, quy trình công nghệ.

Để tận dụng triệt để khả năng lao động và phân phối tiền lương theo hiệu quả đóng góp lao động được chính xác, công bằng cần phải:

+ Xác định nội dung công việc, phạm vi trách nhiệm, quy trình công nghệ, yêu cầu về chất lượng tiến độ công việc cho từng công việc chức danh cụ thể.

+ Xây dựng định mức lao động chi tiết cho mỗi loại sản phẩm, một công việc, bố trí đội hình, ban được hợp lý. Quy định hệ số lương cấp bậc cho mỗi loại việc, mỗi loại sản phẩm.

+ Xây dựng định mức đơn giá tiền lương cho mỗi loại công việc, mỗi loại sản phẩm.

+ Xây dựng hệ thống kiểm soát số lượng và chất lượng lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm công việc.

2 - Vấn đề về: Việc phân công loại nhân viên trong công ty là công nhân viên trong danh sách và công nhân viên hợp đồng (cả hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn). Cho nên dẫn đến việc quản lý lao động đôi khi còn chưa chặt chẽ. Và để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán Công ty cần phải tiến hành phân loại lao động và xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Công ty có thể áp dụng việc phân loại lao động theo các tiêu thức sau:

Công ty có thể chia lao động thành lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn) và lao động tạm thời. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, xác định các khoản nghĩa vụ với Nhà nước được chính xác.

+ Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất:

Công ty có thể phân loại thành lao động trực tiếp sản xuất: Như cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng máy móc, công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện lao vụ, dịch vụ. Những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu...).

Và phân loại thành lao động gián tiếp sản xuất: Như nhân viên kỹ thuật, nhân viên hướng dẫn kỹ thuật nhân viên quản lý kinh tế....

Cách phân loại này giúp cho Công ty đánh giá được tính hợp lý của lao động, từ đó có biện pháp tổ chức bố trí lao động cho phù hợp .

+ Phân loại theo chức năng của lao động: Lao động thực hiện chức năng sản xuất.

Lao động thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tiếp thịi nghiên cứu thị trường.

Lao động thực hiện chức năng quản lý.

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

3 - Vấn đề về: Thực hiện trích trước tiền lương của người lao động vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Công ty cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép theo đúng chế độ, tiền nghỉ phép sẽ tính theo lương cấp bậc. Việc không trích trước tiền lương nghỉ phép là chưa hợp lý vì chỉ dựa vào thực tế của những năm trước nếu tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột biến trong khi đó sản phẩm trong kỳ làm giảm đi đáng kể và số tiền lương này được phân bổ vào giá thành sản phẩm

sẽ làm giá thành bị biến động tăng bất hợp lý. Theo em nên thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động theo công thức sau:

Tỷ lệ trích trước được xây

dựng cho cả năm kế hoạch

=

Tổng tiền lương nghỉ phép của năm kế hoạch phải trả cho công nhân sản xuất ở các bộ phận sản xuất chính

Tổng tiền lương chính phải trả cho CNSX ở các bộ phận sản xuất chính của năm kế hoạch

Mức trích trước hàng tháng =

(% trích trước) x

Tiền lương chính phải trả cho CNSX ở các bộ phận SX chính

4 - Vấn đề về: Về khoản trích tạm ứng cho CBCNV 65% tính trên lương cơ bản nên tính lại như sau:

+ Giả sử trong tháng 5 chị Vũ Thị Huệ chỉ đi làm có 15 ngày công trong một tháng. Mà theo quy định của Nhà nước nếu CBCNV đi làm đủ 26 ngày công trong một tháng sẽ được hưởng mức lương cơ bản là 210.000đ x HSL (do Công ty quy định). Chị Vũ Thị Huệ hưởng hệ số lương là 2,84. Như vậy, nếu chị Huệ đi làm đủ 26 ngày công/tháng thì chị sẽ được hưởng mức lương cơ bản là: 210.000 x 2,84 = 596.4000đ

Tam ứng là: 65% x 210.000 x 2,84 = 387.700đ.

Nhưng nếu trong tháng chị Huệ đi làm thực tế là 15 ngày công nên được chị chỉ được hưởng mức lương cơ bản là:

15 ngày công x = 334.100đ.

Số tiền tạm ứng là = 65% x 334.100 = 217.200đ.

Thực chất chị chỉ được tạm ứng trước là 217.200đ. Như vậy phần chênh lệch kia kế toán lương mà tạm ứng trước 387.700đ thì kế toán lại phải đòi lại người lao động số tiền là 387.700 – 217.200 = 170.500đ lương như thế rất phức tạp, thậm chí còn mất đi sự công bằng, hợp lý cho ngừơi lao động.

Theo em ở Công ty nên trích trước tiền lương tạm ứng trên lương làm việc thực tế. Cứ chuẩn bị đến kỳ tạm ứng thì các tổ đội, phòng ban phải gửi ngay bản chấm công lên phòng kế toán để kế toán tính trích trước tiền tạm ứng.

5 - Vấn đề về: Về sử dụng TK 335 để hạch toán việc tính lương và thanh toán lương với công nhân hợp đồng chưa phù hợp vì đây không phải là một khoản chi phí trích trước.

Mà theo em, Công ty nên phản ánh tiền lương công nhân hợp đồng trên tài khoản 334 để phục vụ yêu cầu quản lý. Có thể mở 2 tài khoản cấp II.

TK 3341: Thanh toán với công nhân trong danh sách. TK 3342: Thanh toán với công nhân hợp đồng.

Khi đó với số liệu T5/2002 kế toán ghi sổ tiền lương phải trả: Nợ TK 622 : 203.853.870

Có TK 334 : 203.853.870 Chi tiết TK 3341: 150.520.640 Chi tiết TK 3342: 53.333.230

6 - Vấn đề về: Sổ chi tiết tài khoản 338 là do kế toán BHXH lập là tổng hợp của cả 3 tài khoản cấp II (TK 3382,3383,3384). Sổ chi tiết chưa phân biệt được tình hình trích nộp của các khoản trích đó. Theo em, Công ty nên lập 3 sổ chi tiết cho từng TK cấp II đó.

Sổ chi tiết TK 338 (3383) đối tượng: BHXH Ngày tháng Số chứng từ Diễn giải TK đối Số phát sinh Số dư Thu Chi Nợ Có Nợ Có I. Số dư dầu kỳ II. Số phát sinh trong kỳ - Nộp BHXH lên cơ quan BHXH cấp trên T5/2002 111 6.488.800 Trích 15% BHXH - Cho CN lao động TT 622 22.578.096 - Cho CNV sản xuất chung 627 7.024.755 - Cho CNV quản lý doanh nghiệp 642 1.410.690 III. Cộng phát sinh có 31.013.541 IV. Cộng phát sinh nợ 6.488.800 V. Số dư cuối kỳ

sổ chi tiết tk 338 ( 3384)

đối tượng BHYT

Ngày tháng Số chứng từ Diễn giải TK đối Số phát sinh Số dư Thu Chi Nợ Có Nợ Có I. Số dư dầu kỳ II. Số phát sinh trong kỳ - Mua BHYT 1.297.000 Trích 2% BHYT - Cho CNLĐthị trường 622 3.010.413 - Cho CNV sản xuất chung 627 936.634 - Cho CNV – QLDN 642 188.100 III. Cộng phát sinh có 4.135.147 IV. Cộng phát sinh nợ 1.297.000 V. Số dư cuối kỳ

sổ chi tiết tk 338 ( 3382) đối tượng KPCĐ Ngày tháng Số chứng từ Diễn giải TK đối Số phát sinh Số dư Thu Chi Nợ Có Nợ Có I. Số dư dầu kỳ II. Số phát sinh trong kỳ - Mua BHYT 1.297.000 Trích 2% KPCĐ - Cho CNLĐTT 622 3.010.413 - Cho CNV sản xuất chung 627 936.634 - Cho CNV - QLDN 642 188.100 III. Cộng phát sinh có 4.135.147 IV. Cộng phát sinh nợ 1.297.000 V. Số dư cuối kỳ

Nhìn chung, Công ty đã làm tốt công tác kế toán tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ. Thực hiện theo chính chế độ chính sách của Nhà nước quy định. Quá trình hạch toán và sổ sách, biểu mẫu rõ ràng, cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên còn một số hạn chế trong cách tính lương, BHXH, BHYT và KPCĐ cho CBCNV. Nhưng em hy vọng với tinh thần trình độ và trách nhiệm của CBCNV phòng kế toán và sự giám sát chặt chẽ sát sao của ban giám đốc, Công ty sẽ nhanh chóng khắc phục được những nhược điểm trên và áp dụng đúng phương pháp chế độ hiện hành một cách thành thạo để hoàn thành tốt tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty.

Kết luận.

Bất kỳ hình thức sản xuất nào cũng phải có yếu tố lao động và bất kỳ sản phẩm nào hoàn thành cũng cấu thành trong nó giá trị sức lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động.

Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản trích theo lương cũng là một đòi hỏi đặt ra nhằm đem lại hiệu quản sản xuất cao.

Trong quá trình thực tập tại Công ty với thời gian thực tập tương đối ngắn, kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ bản thân còn có hạn nên em chưa thật sự có một cách nhìn thật tổng quát cũng như chưa thể nắm bắt hết các vấn đề trong tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Qua đề tài, em muốn đề cập đến một số phương hướng cần hoàn thiện “Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” với mục đích góp phần phản ánh và tính toán chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty, đồng thời phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế mới, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển.

Để hoàn thiện chuyên đề này, em xin cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Mạnh Thiều cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán Công ty xây dựng số 2 Thăng Long đã giúp đỡ chỉ bảo cho em trong thời gian qua.

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2003 Sinh viên

Một phần của tài liệu 131 Tổ chức công tác Kế toán tiền lương và các khoảng trích theo lương tại Công ty xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w