Vai trò tác dụng của báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu 73 Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước (Trang 118 - 121)

- Phát hành báo cáo kiểm toán

1. Sự cần thiết của đề tà

1.1.2) Vai trò tác dụng của báo cáo kiểm toán

KTNN với t− cách là một cơ quan quyền lực, là công cụ kiểm tra, kiểm soát của Nhà n−ớc, thực hiện việc kiểm tra báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, tính kinh tế, tính tuân thủ trong quản lý và sử dụng NSNN. Thông qua đó

phát hiện ra những thiếu sót, vi phạm các nguyên tắc, các chuẩn mực và tính kinh tế, tính hợp lý và tính tiết kiệm của công tác quản lý kinh tế, tài chính để từ đó đề ra các biện pháp sửa chữa, những biện pháp ngăn ngừa hoặc ít nhất cũng hạn chế đ−ợc tái phạm t−ơng tự trong t−ơng lai.

Từ nhận thức đó, chúng ta nhận thấy rõ ràng lợi ích của hoạt động kiểm toán đem lại cho Nhà n−ớc, cho xã hội thông qua các chức năng hoạt động cụ thể của KTNN, cho nên sau khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, việc lập báo cáo kiểm toán vừa là quyền vừa là nghĩa vụ pháp lý đối với kiểm toán viên (KTV) và cơ quan KTNN.

Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của một cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là văn bản do KTV lập để trình bày ý kiến của mình về các báo cáo tài chính (quyết toán) đ−ợc kiểm toán để cung cấp cho các đối t−ợng quan tâm đến các thông tin tài chính, do đó báo cáo kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng:

• Đối với KTV: Báo cáo kiểm toán là tài liệu trình bày các ý kiến nhận xét, đánh giá và kết luận về thông tin tài chính đ−ợc kiểm toán, là toàn bộ công việc của KTV đã tiến hành. Là sản phẩm cung cấp cho xã hội, tăng c−ờng tính minh bạch tài chính nên KTV phải chịu trách nhiệm pháp lý về ý kiến của mình.

• Đối với ng−ời sử dụng thông tin tài chính: Báo cáo kiểm toán là căn cứ pháp lý để đánh giá các thông tin đáng tin cậy để đ−a ra các quyết định về quản lý kinh tế-xã hội, sửa đổi, bổ sung các văn bản và ph−ơng thức quản lý tài chính.

• Đối với đơn vị đ−ợc kiểm toán: Báo cáo kiểm toán là một bản thẩm định, đánh giá trách nhiệm công việc quản lý tài chính của đơn vị đ−ợc kiểm toán, giải toả trách nhiệm cho các nhà quản lý, là căn cứ để đơn vị đ−ợc kiểm toán sửa chữa, khắc phục những sai sót, chấn chỉnh, cải tiến,

hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, tăng c−ờng công tác quản lý tài chính.

Hình thức và nội dung báo cáo kiểm toán

Hình thức và nội dung báo cáo kiểm toán phụ thuộc vào tính chất, ph−ơng pháp hay mục đích của từng loại kiểm toán. Các quy định về báo cáo kiểm toán của tất cả các tổ chức chuyên nghiệp đ−ợc thống nhất trên các nguyên tắc chung là phải đ−ợc trình bày với hình thức, cấu trúc ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, lôgíc, nhất quán... Một bản báo cáo kiểm toán gồm các thành phần, bộ phận cơ bản sau đây:

(1) Tên báo cáo (Tiêu đề).

(2) Tên và địa chỉ cơ quan kiểm toán. (3) Số hiệu báo cáo kiểm toán.

(4) Đơn vị (ng−ời) nhận báo cáo kiểm toán. (5) Xác định rõ đối t−ợng kiểm toán.

(6) Mục tiêu và phạm vi kiểm toán. (7) Cơ sở pháp lý...

(8) Tuân thủ các chuẩn mực.

(9) ý kiến kết luận và kiến nghị kiểm toán:

- Xác định tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của việc sử dụng các nguồn lực của NSNN.

- Đánh giá sự tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kế toán, chế độ, chính sách kế toán liên quan đến báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính.

Khi đ−a ra ý kiến kết luận phải phân tích rõ cả cái đúng, cái sai, mức độ tích cực, tiêu cực.

Ngoài các thành phần cơ bản một báo cáo kiểm toán đã nghiên cứu trên, báo cáo kiểm toán khi cần thiết còn phải bổ sung thêm các phần: Mục lục, bảng giải thích, những chữ viết tắt; phụ lục và bảng biểu, ...

Một phần của tài liệu 73 Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)