Định h−ớng về công tác lập, xét duyệt và thông qua Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN

Một phần của tài liệu 73 Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước (Trang 73 - 76)

- Kiểm tra và xét duyệt báo cáo kiểm toán: Về trình tự các b−ớc

2. Những điều cần chú ý

3.1.2. Định h−ớng về công tác lập, xét duyệt và thông qua Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN

kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN

Theo Khoản 3 Điều 66 của Luật Ngân sách Nhà n−ớc (sửa đổi) đ−ợc thông qua ngày 16/12/2003 tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khoá XI thì cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban Th−ờng vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình thực hiện dự toán NSNN, tình hình quản lý và sử dụng kinh phí do ngân sách nhà n−ớc cấp tại các Bộ, ngành, đơn vị dự toán (đơn vị dự toán cấp 1, 2 &3); các địa ph−ơng (các cấp ngân sách); tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà n−ớc; tình hình quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu t− xây dựng; tình hình quản lý và sử dụng các khoản vay, nợ, viện trợ của Chính phủ... Xuất phát từ mục tiêu đó định h−ớng cơ bản đối với công tác lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của KTNN là:

(1) Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy làm cơ sở cho Quốc hội phê chuẩn Báo cáo quyết toán ngân sách nhà n−ớc hàng năm; đồng thời giải toả trách nhiệm cho Chính phủ trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà n−ớc; cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền về tình hình, kết quả thu - chi NSNN, việc chấp hành dự toán NSNN, tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng NSNN ở các Bộ, ngành (các đơn vị đ−ợc kiểm toán) và các địa ph−ơng; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ ngoài ngân sách (các khoản vay, nợ, viện trợ của Chính phủ không nằm trong cân đối ngân sách hàng năm, Quỹ hỗ trợ đầu t− - phát triển); tình hình quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác của đất n−ớc (vốn, tài sản, tài nguyên, ...) của Nhà n−ớc giao cho doanh nghiệp...

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN là sản phẩm phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kiểm toán trong một năm của KTNN. Đây là một báo cáo quan trọng, chứa đựng đầy đủ những thông tin cơ bản, quan trọng nhất, những nhận xét, đánh giá, kiến nghị mang tầm vĩ mô về công tác quản lý và điều hành NSNN đ−ợc khái quát hóa từ những cuộc kiểm toán riêng lẻ làm cơ sở cho Quốc hội phê duyệt Quyết toán NSNN, giải toả trách nhiệm cho Chính phủ trong việc quản lý và điều hành ngân sách và các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách quốc gia, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia cho những năm tiếp theo.

(2) Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm (trong đó gồm cả kết quả kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN và kết quả các cuộc kiểm toán riêng lẻ) phải đ−ợc lập kịp thời, đáp ứng yêu cầu của Luật NSNN (sửa đổi). (3) Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán phải rút ra đ−ợc những nguyên

nhân (khách quan và chủ quan) của những tồn tại, yếu kém trong quá trình thực hiện toàn bộ chu trình NSNN từ việc lập dự toán NSNN, điều hành NSNN và quyết toán NSNN; ý thức, trách nhiệm của cán bộ quản

lý thuộc các lĩnh vực đ−ợc kiểm toán trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn, kinh phí do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ NSNN, ... có tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chính của Nhà n−ớc ?

(4) Các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán phải mang tính xây dựng; các khuyến nghị phải mang tính khả thi.

(5) Báo cáo phải đ−ợc trình bày ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, dễ hiểu đảm bảo tính trung thực, khách quan, văn phong trong báo cáo phải trong sáng.

Một phần của tài liệu 73 Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)