VI. Chi tiết một số chỉ tiêu trên bảng CĐKT VII Phụ lục BCTC.
3.2.1. Cơ sở của kiến nghị.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, quá trình này tạo ra những cơ hội cũng như đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các công ty kiểm toán. Quá trình hội nhập tạo cơ hội cho các công ty kiểm toán tìm kiếm được một thị trường
khách hàng rộng lớn cả trong và ngoài nước, nắm bắt được những lí luận mới về kiểm toán dễ dàng hơn. Mặt khác, quá trình hội nhập cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kiểm toán. Số lượng các công ty kiểm toán tăng lên với tốc độ chóng mặt, kể cả các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài. Trong khi đó các doanh nghiệp trên thị trường lại có quyền tự do lựa chọn công ty thực hiện kiểm toán cho mình.
Đứng trước thị trường kiểm toán đang ngày càng có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt đó, để có thể khẳng định được vị thế của mình, CPA VIỆT NAM cần thiết phải nâng cao chất lượng kiểm toán, trong đó có kiểm toán các khoản phải thu.
Kiểm toán khoản mục các khoản phải thu là một phần hành quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính, đòi hỏi các kiểm toán viên cần tập trung nhiều thời gian và chi phí để xem xét vì đây là các khoản mục hàm chứa rất nhiều rủi ro:
_ Các khoản phải thu là những chi tiêu rất quan trọng được thể hiện trên báo cáo tài chính, thu hút sự quan tâm của nhiều người sử dụng thông tin tài chính.
_ Nợ phải thu là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận do nhân bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô.
_ Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thết đến kết quả kinh doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị.
…………
Thực tế lại cho thấy quá trình kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu nói riêng ở CPA VIETNAM ngoài khá nhiều ưu điểm còn có một số vấn đề còn tồn tại. Nguyên nhân có thể do công ty thành lập chưa lâu nên đang trong quá trình xây dựng, bổ sung; có thể do số lượng doanh nghiệp
cần được kiểm toán quá nhiều nên trong mùa kiểm toán, các thủ tục kiểm toán nhiều khi không đủ thời gian để thực hiện chi tiết theo quy định…Vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao hơn chất lượng hoạt động kiểm toán tại CPA VIETNAM trong thời gian tới.
3.2.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu nói riêng tại CPA VIETNAM.
A, Về công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng.
Hiện nay, CPA VIETNAM đã tiến hành công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhưng chỉ thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế chung cho mọi khách hàng . Việc sử dụng bảng câu hỏi nhiều khi không phù hợp với loại hình khách hàng, đặc biệt trong thời gian gần đây và sau này các loại hình doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực kinh doanh rất mới lạ đang xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, nên có thể đưa ra nhận xét không xác thực về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Vì vậy,Công ty nên sử dụng kết hợp bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc với bảng tường thuật trong việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Tuy phương pháp lưu đồ có hạn chế là phức tạp và tốn nhiều thời gian khi áp dụng vói các khách hàng có quy mô lớn, có hệ thống KSNB phức tạp nhưng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc áp dụng phương pháp này thực tế rất phù hợp, hiệu quả. Kết hợp các phương pháp này linh hoạt sẽ cung cấp cho kiểm toán viên hình ảnh rõ nét nhất và có được hiểu biết tốt hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Đi đôi với việc xác định sự tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên phải thực hiện các trắc nghiệm độ vững chãi để
chứng minh sự tồn tại và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được thiết kế trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
B, Về chương trình kiểm toán mẫu.
Để giảm thời gian cho các cuộc kiểm toán trong mùa kiểm toán, giảm thiểu tối đa rủi ro kiểm toán, từ đó tăng chất lượng hoạt động, trong khoảng thời gian đào tạo (không phải mùa kiểm toán), công ty nên nghiên cứu các tài liệu, đúc rút từ kinh nghiệm kiểm toán thực tế để thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho các thể loại khách hàng điển hình.Bởi vì mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi nghành nghề kinh doanh thường có các đặc điểm riêng điển hình vì vậy công ty nên thiết kế chương trình kiểm toán cho mỗi loại ấy. Tất nhiên không thể đòi hỏi công ty thiết kế cho tất cả các loại hình khách hàng mà công ty có thể thiết kế chỉ cho các loại hình khách hàng mà công ty thường kiểm toán. Ví dụ CPA VIETNAM thường kiểm toán cho các doanh nghiệp thuộc về giao thông vận tải thuỷ, các công ty xây dựng, xây lắp…thì có thể thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho những nghành này. Từ đó công ty có thể xác định đối với những doanh nghiệp nào thì có những sai sót, gian lận nào là điển hình, khoản mục nào cần được tập trung kiểm toán. Chẳng hạn các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì khoản nợ phải thu đóng vai trò rất quan trọng về có thể dẫn đến nhiều rủi ro.
Công ty cũng nên thiết kế quy trình đánh giá hệ thống KSNB cho từng khoản mục, trong đó có khoản mục phải thu bởi điều này có thể sẽ giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết, giảm thời gian và chi phí kiểm toán rất lớn. Đây là một trong những nhân tố để tăng tính canh tranh cho công ty trên thị trường kiểm toán.
C, Về thủ tục kiểm tra chi tiết.
Nếu các kiến nghị trên có kết quả thì hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được đánh giá chính xác hơn. Khi hệ thống KSNB được đánh giá chính xác, KTV
có thể dựa vào kết quả đó để thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp, tránh tình trạng thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với giả sử rủi ro kiểm soát ở mức độ cao.
Công ty cũng nên áp dụng các phương pháp chọn mẫu phù hợp với từng loại hình khách hàng để giảm rủi ro chọn mẫu. Công ty nên áp dụng thêm một số phương pháp chọn mẫu như chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ dựa trên bảng số ngẫu nhiên…đối với khoản phải thu ở những khách hàng mà có đối tượng phải thu lớn…Bởi hiện nay công ty chủ yếu là chọn theo phương pháp chọn mẫu hệ thống và dựa trên xét đoán nghề nghiệp, là những phương pháp mang tính chủ quan cao. Các phương pháp này sẽ chỉ có tác dụng nếu KTV thực hiện chọn mẫu có trình độ và kinh nghiệm làm việc rất cao.
Kết luận
Qua thời gian thực tập tại CPA VIENAM, em đã có thời gian tìm hiểu thực tế môi trường, cách thức làm việc thực tế mà KTV công ty đã thực hiện. Em cũng thấy được phương pháp vận dụng lý luận vào thực tế công việc kiểm toán ở CPA VIETNAM nói chung và các công ty kiểm toán nói riêng. Vì vậy đây thực sự là một thời gian có ích, giúp em có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình.
Đề tài kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính đã nêu lên những hiểu biết khái quát về công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam, những công việc thực tế mà KTV thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu ở hai công ty X,Y và một số nhận xét, kiến nghị của bản thân em nhằm làm tăng chất lượng hoạt động kiểm toán.
Tuy đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô để em có thể
Một lần nữa em xin chân thành các ơn thầy giáo Th.s Đinh Thế Hùng và ban giám đốc cùng các anh chị trong công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập vừa qua.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2007 Sinh viên
MỤC LỤC