sự nghiệp có thu thực hiện chế độ tự chủ tài chính.
Theo quy định hiện hành, cơ quan hành chính khoán chi đ−ợc chủ động
sắp xếp lại tổ chức nội bộ cơ quan, đơn vị phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính và yêu cầu thực hiện khoán chi; chủ động sử dụng biên chế, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị; chủ động phân bổ và sử dụng các khoản kinh phí đ−ợc giao khoán để thực hiện nhiệm vụ của mình cho phù hợp với nhu cầu thực tế; quyết định việc sử dụng kinh phí tiết kiệm từ các khoản chi do thực hiện khoán.
Theo cơ chế tự chủ tài chính quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp có thu đ−ợc quyền chủ
động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, ổn định kinh phí hoạt động th−ờng xuyên do NSNN cấp. Thủ tr−ởng đơn vị có quyền quyết định mức thu dịch vụ, quyết định các khoản chi quản lý cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà n−ớc quy định căn cứ vào hiệu quả của công việc; chủ động sử dụng biên chế đ−ợc giao, tr−ờng hợp thiếu đ−ợc thực hiện hợp đồng lao động theo quy định.
1.2. Cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ quan hành chính thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chế độ tự chủ tài chính chi và đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chế độ tự chủ tài chính
- Cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ quan hành chính thực hiện khoán chi chi
Nội dung khoán chi là các khoản chi mang tính chất th−ờng xuyên và trong thực tế th−ờng xảy ra tình trạng lãng phí. Các khoản chi thực hiện khoán là các khoản chi đơn vị hành chính có khả năng tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả hơn tr−ớc khi thực hiện khoán, nh− các khoản chi cho cá nhân ( Tiền l−ơng, tiền công, phụ cấp l−ơng; Tiền th−ởng…); các khoản chi về hàng hoá dịch vụ công cộng ( chi vật t− văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị); Các khoản chi khác…
Cơ sở khoán chi với cơ quan hành chính nhà n−ớc là hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ sử dụng kinh phí th−ờng xuyên của NSNN theo quy
định. Tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị trong một số năm liền kề tr−ớc năm thực hiện khoán (hiện tại quy định là 3 năm); có tính đến các yếu tố tăng giảm đột biến. Biên chế đ−ợc cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền giao cho đơn vị thực hiện khoán đảm bảo nguyên tắc không lớn hơn số biên chế đ−ợc giao của năm tr−ớc năm thực hiện khoán chi.
Nhà n−ớc không thực hiện khoán chí đối với các khoản chi sau đây: Chi sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trang thiết bị, ph−ơng tiện làm việc. Chi mua sắm tài sản cố định (gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình). Chi đoàn ra, đoàn vào. Chi đào tạo cán bộ công chức
- Cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chế độ tự chủ tài chính
Các đơn vị sự nghiệp có thu đ−ợc tự chủ tài chính, chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, ổn định kinh phí hoạt động th−ờng xuyên do NSNN cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí theo định kỳ 3 năm và hàng năm đ−ợc tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ t−ớng Chính phủ quyết định.
Các đơn vị sự nghiệp có thu đ−ợc sử dụng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, đối với mỗi loại nguồn kinh phí cơ chế quản lý có những đặc thù riêng. Các đơn vị sự nghiệp có thu đ−ợc sử dụng các nguồn kinh phí sau: NSNN cấp; Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, nh− phí, lệ phí thuộc NSNN, thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, các khoản thu sự nghiệp khác; Nguồn khác nh− các khoản viện trợ từ các tổ chức cá nhân n−ớc ngoài, vay tín dụng...
Các đơn vị sự nghiệp có thu đ−ợc chi các khoản sau:(1) Chi hoạt động th−ờng xuyên của đơn vị (Chi tiền l−ơng, tiền công,..) (2) Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà n−ớc, cấp bộ, ngành; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn n−ớc ngoài theo quy định. (3) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà n−ớc quy định đối với số lao động dôi ra. (4) Chi đầu t− xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản. (5) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đ−ợc cấp có thẩm quyền giao…
Trích lập và sử dụng các quỹ: Hàng năm đơn vị đ−ợc sử dụng chênh
lệch thu lớn hơn chi để trích lập các quỹ theo trình tự: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen th−ởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Về quản lý vốn và tài sản: Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt
động sản xuất, dịch vụ đơn vị phải trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà n−ớc.
1.3. Đặc điểm cơ bản của khoán chi hành chính, sự nghiệp tác động đến quy trình kiểm toán chi ngân sách. quy trình kiểm toán chi ngân sách.
Đặc điểm cơ bản của khoán chi hành chính, sự nghiệp tác động đến việc cần phải điều chỉnh, bổ sung quy trình kiểm toán chi NSNN giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp về quản lý biên chế, lao động, hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính. Nhà n−ớc không làm thay và không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của đơn vị sự nghiệp. Nhà n−ớc thực hiện kiểm soát đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo kết quả “đầu ra”, giảm dần việc quản lý theo các yếu tố “đầu vào”.
Từ những thay đổi về ph−ơng thức quản lý, yêu cầu đối với hoạt động kiểm toán các đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế mới hiện nay cũng có sự thay đổi thích hợp, bên cạnh việc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ thì đồng thời phải thực hiện kiểm toán hoạt động tức phải đánh giá đ−ợc tính tiết kiệm, hiệu quả, hiệu năng trong sử dụng các nguồn tài chính, nhân lực và vật lực Nhà n−ớc giao cho các đơn vị hành chính sự nghiệp quản lý, sử dụng theo các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.
ch−ơng II
Thực trạng quy trình kiểm toán chi NSNN đang áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi
2.1. Thực trạng công tác kiểm toán chi NSNN đối với đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi. sự nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi.