thể cần đ−a vào thử nghiệm trong thực tế kiểm toán từ đó xác định những điểm phù hợp, những thiếu sót tồn tại để bổ sung sửa đổi làm cơ sở kiến nghị với các cơ quan, thủ tr−ởng đơn vị ban hành đ−a vào quy định chính thức.
3.2. Nội dung hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi
Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi đ−ợc thực hiện bao gồm 4 b−ớc chủ yếu sau:
- Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán
- Lập báo cáo kiểm toán, công bố báo cáo kiểm toán - Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán
3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
a) Thu thập thông tin về hoạt động của đơn vị đ−ợc kiểm toán
Khảo sát và thu thập đầy đủ các thông tin về hoạt động của đơn vị kiểm toán sẽ giúp cho kiểm toán viên và cơ quan kiểm toán có đ−ợc sự nhận biết đầy đủ, toàn diện về đơn vị để đ−a ra định h−ớng cho công việc kiểm toán đ−ợc sát thực, phù hợp với những đặc điểm riêng của từng đơn vị, xem xét đánh giá các chức năng, nhiệm vụ cũng nh− nội dung hoạt động của các đơn vị đ−ợc kiểm toán, trên cơ sở đó xác định các bộ phận, các khâu trọng yếu, đánh giá các rủi ro kiểm toán, đ−a ra các trọng tâm trọng điểm cần chú ý trong quá trình kiểm toán.
Trên cơ sở thông tin đầy đủ chính xác sẽ giúp cho cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc xác định đ−ợc mục tiêu kiểm toán, trình tự kiểm toán, ph−ơng pháp kiểm toán, thời gian thực hiện, bố trí nhân sự cần thiết để hoàn thành cuộc kiểm toán.
- Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị căn cứ vào đó để xác định đơn vị thuộc các cơ quan quản lý nhà n−ớc, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị… có sử dụng Ngân sách Nhà n−ớc đang thực hiện khoán chi.
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đ−ợc kiểm toán
- Cơ cấu tổ chức của đơn vị, quy chế hoạt động và phân cấp quản lý ngân sách, hệ thống kế toán đang thực hiện, trình độ kế toán trên máy vi tính.
- Môi tr−ờng kiểm soát nội bộ, năng lực hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị cũng nh− các tổ chức kiểm tra bên ngoài đã thực hiện ở đơn vị.
Trong môi tr−ờng kiểm soát nội bộ, tập trung tìm hiểu các bằng chứng thể hiện quan điểm, sự quan tâm của ng−ời lãnh đạo cấp cao đối với kiểm soát nội bộ, nh−: Quy chế về quản lý tài chính, kế toán nội bộ, quy định về định mức chi tiêu hành chính, nghiệp vụ; quy chế về quản lý tài sản; đồng thời chú trọng xem xét cơ cấu tổ chức các bộ phận kiểm soát nội bộ, nh− bộ phận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, năng lực kiểm toán viên, kiểm tra viên; những yếu tố trên của môi tr−ờng kiểm soát nội bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đối với hoạt động kiểm soát : Cần chú tâm quan sát hoạt động kiểm soát của các bộ phận kiểm soát, đặc biệt là quy trình xử lý công việc, quy trình luân chuyển chứng từ tại bộ phận kế toán và trong toàn bộ đơn vị; xem xét, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, thanh tra nội bộ đơn vị.
- Báo cáo tài chính của đơn vị, số l−ợng các thông tin về tài chính phát sinh trong niên độ kế toán, xác định mức độ ảnh h−ởng vào công tác kế toán vào từng loại tài khoản, ảnh h−ởng đến công tác quản lý. Nhận đ−ợc đúng tính
chất các l−u l−ợng thông tin sẽ giúp cho kiểm toán viên xác định đ−ợc mục tiêu kiểm toán thích hợp.
- Tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện các định mức tiêu chuẩn, chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính kế toán đã đ−ợc quy định có đúng không?
- Thu thập và phân tích thông tin trong nội bộ, bên ngoài có tác động đến công tác quản lý và báo cáo tài chính nh−:
+ Hệ thống pháp luật kinh tế và các chế độ chính sách đơn vị đang thực hiện.
+ Những thay đổi về hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác quản lý tài chính - kế toán
+ Mối phát sinh liên quan đến ng−ời thứ ba
+ Những thay đổi về hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác quản lý tài chính - kế toán
+ Các văn bản về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (phát sinh trong năm)
a.2 Ph−ơng pháp thu thập thông tin
Trong quá trình thu thập thông tin, kiểm toán viên có thể sử dụng các ph−ơng pháp sau:
- Ph−ơng pháp trực tiếp: Kiểm toán viên trực tiếp gặp gỡ trao đổi với các nhà quản lý, các bộ phận trong đơn vị đ−ợc kiểm toán, các cá nhân, đơn vị có liên quan để trao đổi thảo luận nh−: Phòng kế toán, kiểm toán nội bộ, kế hoạch, phòng thanh tra v.v… vừa làm quen vừa thông báo những công việc kiểm toán sẽ triển khai để có kế hoạch chuẩn bị, phối hợp thực hiện, tạo điều kiện để đoàn Kiểm toán Nhà n−ớc thực hiện kế hoạch kiểm toán đã đ−ợc Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc phê duyệt.
- Ph−ơng pháp khai thác tài liệu: căn cứ vào các tài liệu do đơn vị cung cấp, các nguồn tài liệu thu thập từ bên ngoài đến đơn vị, để phân tích đánh giá, rút ra những nội dung cần thiết để lập báo cáo khảo sát…
- Khảo sát các bộ phận trực thuộc trong đơn vị đ−ợc kiểm toán nhằm trực tiếp quan sát quá trình hoạt động, các thao tác của nhân viên trong quá trình làm việc, từ đó KTV phân tích đánh giá và đ−a ra những nhận xét, kết luận về công tác quản lý, hoạt động của đơn vị đ−ợc kiểm toán.
b) Lập kế hoạch và ch−ơng trình kiểm toán
Việc lập kế hoạch và ch−ơng trình kiểm toán tr−ớc khi xuống đơn vị kiểm toán sẽ có tác dụng đối với KTV nh− sau:
- Có đ−ợc sự phân công rõ ràng trong đoàn Kiểm toán Nhà n−ớc, tổ kiểm toán tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm toán.
- Quá trình thực hiện kiểm toán đ−ợc tiến hành có trật tự, tiết kiệm đ−ợc thời gian.
- Hiểu rõ ph−ơng thức kiểm toán cho từng loại công việc một cách hợp lý, nhấn mạnh vào những vấn đề chính.
- Kỹ thuật kiểm toán cũng đ−ợc dự kiến tr−ớc
- Là cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá KTV trong quá trình kiểm toán Các cuộc kiểm toán chi ngân sách đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi ở mỗi đơn vị, mỗi loại hình có sự phức tạp khác nhau vì vậy, việc lập kế hoạch và ch−ơng trình kiểm toán phải lập kế hoạch và ch−ơng trình kiểm toán. Phải lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, càng cụ thể chi tiết sẽ tạo điều kiện cho KTV thực hiện kiểm toán có chất l−ợng, tiết kiệm về thời gian và kinh phí.
* Kết cấu của kế hoạch kiểm toán
# Cơ cấu tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý ngân sách của đơn vị + Tên đơn vị
+ Chức năng nhiệm vụ đ−ợc giao, trong đó cần đi sâu vào nội dung cơ chế khoán của đơn vị về đối t−ợng khoán, nguyên tắc khoán, trách nhiệm của cơ quan đ−ợc giao kiểm toán
+ Cơ cấu tổ chức
+ Phân cấp quản lý ngân sách
+ Quy chế quản lý tài chính trong việc thực hiện khoán biên chế và hoạt động của đơn vị
+ Tình hình thực hiện dự toán trong năm, nêu kế hoạch thực hiện + Thông tin về công tác quản lý
. Hệ thống định mức khoán đang áp dụng
. Hệ thống kế toán, và quy trình hạch toán kế toán tại đơn vị . Hệ thống thông tin quản lý
+ Căn cứ kiểm toán + Quyết định kiểm toán
# Nội dung mục tiêu, phạm vi kiểm toán đ−ợc cấp có thẩm quyền quyết định
# Danh sách tr−ởng phó đoàn, KTV và lực l−ợng chuyên gia kỹ thuật tham gia.
# Lịch phân công công tác cho tổ kiểm toán và KTV # Tóm tắt những khu vực trọng yếu và rủi ro
# Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
# Ph−ơng pháp thu thập bằng chứng kiểm toán # Thời gian kiểm toán
# Một số điều kiện cần có cho 1 cuộc kiểm toán
+ Dự toán kinh phí và ph−ơng tiện … cho cuộc kiểm toán + Danh mục tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán
# Phổ biến Quyết định kiểm toán tới cơ sở đ−ợc kiểm toán * Nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán
Khi lập kế hoạch kiểm toán cần hoàn chỉnh các nội dung chính sau: