Quy trình về xác lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu 27 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (Trang 83 - 84)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 143/1999/QĐ-KTNN của Tổng KTNN, nay đ−ợc thay thế bởi Quyết định số 269/QĐ-KTNN của Tổng KTNN ngày 17/7/2003.

Trong quan điểm hiện nay Báo cáo kiểm toán (BCKT) của KTNN xét theo các cấp độ kiểm toán thì:

- Biên bản của tổ kiểm toán về một đơn vị hay một hoạt động đ−ợc kiểm toán cũng đ−ợc gọi là báo cáo kiểm toán vì báo cáo này là nhận xét hay kết luận của tổ kiểm toán hay của KTV về kết quả kiểm toán BCTC hay báo cáo quyết toán của các đơn vị đ−ợc kiểm toán có tính cách pháp nhân và đơn vị trực thuộc.

- Báo cáo của Đoàn kiểm toán là tổng hợp các biên bản kiểm toán của các đơn vị thuộc phạm vi của cuộc kiểm toán. Báo cáo này là báo cáo chính thức của Đoàn kiểm toán phù hợp với Quyết định kiểm toán của Tổng KTNN.

- Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của Tổng KTNN thực chất là báo cáo tổng hợp kết quả các báo cáo kiểm toán đã thực hiện trong năm. Trên cơ sở đó KTNN đ−a ra kết quả đánh giá, nhận xét hoặc kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội về các vấn đề có liên quan. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán đ−ợc thực hiện theo quy định riêng.

Nội dung của quy trình lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán bao gôm các quy định về trình tự, nội dung và ph−ơng pháp lập BCKT, thẩm định chất l−ợng BCKT, xét duyệt và công bố báo cáo kiểm toán. Yếu tố thời gian và trách nhiệm trong quy trình đ−ợc đề cập một cách cụ thể.

Từ sau khi ban hành quy trình lập và xét duyệt BCKT, thời gian thực hiện cuộc kiểm toán nói chung và thời gian lập và xét duyệt BCKT nói riêng đ−ợc rút ngắn; các báo cáo kiểm toán bảo đảm tính thống nhất về nội dung, ph−ơng h−ớng lập. Tạo điều kiện cho công tác xét duyệt BCKT và kiểm soát chất l−ợng đ−ợc thực hiện đạt kết quả tốt hơn. Có thể nói việc ban hành quy trình lập và xét duyệt BCKT là một b−ớc đổi mới căn bản trong quá trình thực hiện kiểm toán của KTNN, nhờ đó cơ quan KTNN từng b−ớc chuẩn hoá quá trình kiểm toán nói chung và các khâu của hoạt động kiểm toán nói riêng làm cho hoạt động của KTNN đi vào ổn định với hiệu quả hoạt động ngày càng cao.

Do thực tiễn việc áp dụng quy trình này bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nên ngày 17/7/2003 Tổng KTNN ban hành Quyết định số 269/QĐ-KTNN để thay thế quyết định này. Quyết định 269/QĐ-KTNN đ−ợc ban hành đã giúp cho công tác lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán của KTNN chặt chẽ hơn, chất l−ợng các báo cáo kiểm toán cao hơn và đặc biệt nhờ đó mà lãnh đạo KTNN kiểm soát đ−ợc những khâu yếu, những sơ hở về tính pháp lý trong quy trình lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán.

Một phần của tài liệu 27 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)