Nội dung cơ bản quy trình kiểm toán của Toà Thẩm kế LB Đức (B.R.H)*

Một phần của tài liệu 27 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (Trang 40 - 43)

Đức (B.R.H)*

- Toà thẩm kế - LB Đức là một trong những cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm toán (quy trình kiểm toán chung). Quy trình kiểm toán gắn liền với cuốn “Cẩm nang kiểm toán”** đ−ợc xuất bản lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1999 nhân dịp tiếp nhận các KTV của cơ quan KTNN CHDC Đức vào Toà Thẩm kế - Liên bang thay thế cuốn cẩm nang tạm thời. Sau khi xuất bản cuốn Sổ tay kiểm toán này đã đáp ứng yêu cầu phục vụ cho Toà Thẩm kế Liên bang cũng nh− các tổ chức kiểm toán khác và đã đ−ợc dịch ra Tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Tiếng Việt (năm 1996).

- Nhu cầu ngày càng tăng, đã dẫn tới việc cần thiết phải tái bản cuốn “Cẩm nang kiểm toán” này vào năm 1993 nhằm bổ sung hàng loạt những quy định mới với mục đích không chỉ phục vụ cho các chuyên viên thi hành công vụ kiểm toán, mà còn nhằm bổ sung thêm kiến thức cho các chuyên viên mới đ−ợc tiếp nhận và với hình thức đó nằm đóng góp vào việc tạo ra một hành động thống nhất cho các chuyên viên kiểm toán.

- Mới đây Toà Thẩm kế - Liên bang đã tổ chức biên soạn lại kết hợp giữa Quy chế kiểm toán của Toà Thẩm kế - Liên bang đã đ−ợc Đại hội đồng thông qua tháng 11 năm 1997 với cẩm nang kiểm toán để hình thành cuốn

*

Bundes Rechnungs Hofs ** Prufungs leitfaden

cầm nang kiểm toán mới với quy mô gần 400 trang. Cuốn cẩm nang kiểm toán vừa mới đ−ợc xuất bản (năm …..) là một tài liệu vừa mang tính chất giải thích vừa mang tính chất h−ớng dẫn để phục vụ cho việc hoàn thành nhiệm vụ của Toà Thẩm kế - Liên bang và các KTNN khu vực của Liên bang.

Có thể ví cuốn cẩm nang kiểm toán mới là những chỉ dẫn cho tất cả những ng−ời làm công tác kiểm toán thoát ra khỏi “mê cung” nhiệm vụ của mình hay nói cách khác nó là sợi chỉ đỏ để dẫn dắt KTV hoàn thành đ−ợc các mục tiêu và chất l−ợng kiểm toán.

Quy trình kiểm toán của Toà Thẩm kế - Liên bang một nội dung quan trọng trong cuốn “Cẩm nang kiểm toán” Liên bang là quy trình kiểm toán và quy trình kiểm toán này về cơ bản cũng đ−ợc kết cấu theo thông lệ chung gồm các giai đoạn:

- Chuẩn bị kiểm toán (lập kế hoạch kiểm toán). - Thực hiện kiểm toán.

- Lập Báo cáo kiểm toán. - Kiểm toán phúc tra.

D−ới đây là những nội dung chính của từng giai đoạn nêu trên:

a- Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là tiền đề để đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt đ−ợc hiệu quả và kinh tế, giai đoạn này gồm các b−ớc công việc sau:

- Thu thập và đánh giá những tài liệu cần thiết phục vụ cho cuộc kiểm toán. - Thu thập các nguồn thông tin và các tiêu thức kiểm toán (căn cứ kiểm toán).

- Xác định đối t−ợng (tổ chức) cần thực hiện kiểm toán/ địa điểm kiểm toán thực địa (hiện tr−ờng).

- Xác định thời hạn kiểm toán. - Lập kế hoạch kiểm toán.

b- Giai đoạn thực hiện kiểm toán: gồm các b−ớc

- Các buổi toạ đàm ban đầu với đối t−ợng kiểm toán (khai mạc). - Đặt mối quan hệ với ban kiểm toán nội bộ.

- Triển khai kế hoạch/ ch−ơng trình kiểm toán.

- Yêu cầu đơn vị đ−ợc kiểm toán cung cấp thông tin/ xuất trình hồ sơ tài liệu.

- Kiểm toán theo xác suất (chọn mẫu).

- Thực hiện kiểm tra: kiểm tra về vật chất, kiểm tra tính toán, kiểm tra hình thức tài liệu, hồ sơ sổ sách báo cáo.

- Gặp gỡ các nhà quản lý để trình bày về các yêu cầu bồi th−ờng thiệt hại và các yêu cầu phải hoàn trả (nộp lại NSNN).

- Trao đổi, xử lý những bất đồng ở các cấp độ thấp (sai phạm nhỏ – thông báo để đơn vị đ−ợc kiểm toán sửa chữa).

- Kết thúc kiểm toán hiện tr−ờng và toạ đàm kết thúc với đơn vị kiểm toán. - Lập hồ sơ cho giai đoạn thực hiện kiểm toán (diễn biến kết quả của cuộc kiểm toán).

c- Giai đoạn lập Báo cáo kiểm toán và thông báo

Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của cuộc kiểm toán, phải tập hợp đầy đủ các kết quả cơ bản của cuộc kiểm toán. Phạm vi Báo cáo kiểm toán cần nằm trong t−ơng quan hợp lý với nội dung và ý nghĩa của các kết quả kiểm toán đ−ợc báo cáo, cần loại ra những kiến nghị không đáng quan tâm, hoặc lạc hậu so với tình hình hiện tại.

Giai đoạn Báo cáo kiểm toán cũng đ−ợc tiến hành theo trình tự gồm các b−ớc:

1. Lập Báo cáo kiểm toán: Sau khi kết thúc kiểm toán, tại hiện tr−ờng Tr−ởng đoàn (nhóm) kiểm toán phải tiến hành ngay việc lập Dự thảo Báo cáo kiểm toán.

- Sau khi Dự thảo Báo cáo kiểm toán hoàn thành sẽ đ−a ra Hội đồng xét duyệt Báo cáo (Hội đồng Vụ hoặc Hội đồng Lãnh đạo KTNN) xét duyệt.

- Căn cứ ý kiến kết luận tại Hội đồng xét duyệt Báo cáo, điều chỉnh Báo cáo dự thảo thành Báo cáo chính thức.

2. Xét duyệt Báo cáo kiểm toán: Đ−ợc phân theo 2 cấp độ:

- Hội đồng Vụ (Hội đồng 2 ng−ời): xét duyệt những Báo cáo kiểm toán thuộc Vụ mình.

Thành phần chính gồm: Vụ tr−ởng và Tr−ởng đoàn

- Hội đồng lãnh đạo (Hội đồng 3 ng−ời): xét duyệt những Báo cáo có tầm quan trọng.

Thành phần chính: 1 Lãnh đạo KTNN, Vụ tr−ởng (hoặc khu vực), Tr−ởng đoàn.

3. Công bố và phát hành Báo cáo kiểm toán - Báo cáo tóm tắt.

- Báo cáo toàn diện cho đơn vị kiểm toán và cấp trên.

- Báo cáo có tầm quan trọng đặc biệt: Báo cáo Quốc hội và Chính phủ.

d- Giai đoạn kiểm tra việc chấp hành sửa chữa sai sót, khuyết điểm

- Hoạt động này cần phải đ−ợc quan tâm một cách đặc biệt.

- Thông qua hoạt động kiểm tra việc chấp hành sửa chữa khuyết điểm nhằm tìm hiểu xem các nhà quản lý đã khắc phục những sai sót khuyết điểm đã đ−a ra trong đợt kiểm toán lần tr−ớc ở mức độ nào?

Một phần của tài liệu 27 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)