Quá trình phát triển Ngành Dệt May

Một phần của tài liệu 57 Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán phi sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36 - 38)

Nghề dệt may là một ngành nghề đã cĩ từ lâu, phát triển khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, giai đoạn 1976 – 1985 theo cơ chế tập trung bao cấp, từ đầu vào đến đầu ra của sản xuất được cung ứng và tiêu thụ theo kế hoạch của nhà nước. Sản xuất và quản lý khép kín, hướng vào nhu cầu tiêu dùng nội địa là chính cịn xuất khẩu trong giai đoạn này thực hiện trong khuơn khổ các hiệp định, nghị định thư của khu vực nước ta với khu vực Đơng Âu và Liên Xơ. Từ đĩ đã làm hạn chế sức phát triển của ngành dệt may.

Đến giai đoạn 1986 – 1990 thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này ngành dệt nay gặp nhiều khĩ khăn. Sau giai đoạn 1990 – 1995 nhờ chính sách phát triển kinh tế hàng hĩa nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành dệt may của Việt Nam. Trong những năm gần đây Ngành Dệt May Việt Nam cĩ tốc độ phát triển nhanh từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những ngành quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, đây là ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chỉ đứng sau ngành Dầu khí. Trong đĩ, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam và gia tăng qua mỗi năm:

Bảng 2.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

(ĐVT: Tỷ USD) Năm Chỉ tiêu

2002 2003 2004 2005 Tổng GTXK hàng dệt may

Trong đĩ: giá trị xuất TT Mỹ

2,751 0,975 3,65 1,975 4,1 2,72 4,8 2,88

(Tài liệu:Thương mại đầu tư Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO của Bộ Thương mại trang 425)

Theo Bộ thương mại, xuất khẩu hàng dệt may cả nước 11 tháng đầu năm 2006 đạt 5,4 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngối. (VNECONOMY ngày 6.12.2006)

Tp.HCM được xem là khu vực cĩ những đĩng gĩp đáng kể vào quá trình phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Là một thành phố lớn nhất của cả nước về quy mơ dân số và tiềm lực kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và tương đối ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Tp.HCM luơn xem xuất khẩu là một động lực phát triển. Một số lớn doanh nghiệp đã cĩ tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2005 và tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2006. Cĩ những doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu rất cao như: cơng ty May Việt Tiến, cơng ty May Nhà bè… Nhiều doanh nghiệp đã xem trọng và đầu tư đúng mức nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, thực hiện nghiên cứu thị hiếu khách hàng, tổ chức sản xuất cung ứng kịp thời và làm chủ mạng lưới tiêu thụ trong nước.

Phần lớn các doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm trong khâu quản lý nghiệp vụ, thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất.

Một số doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm cĩ tính khác biệt cao nhắm vào các thị trường chuyên biệt, tránh được áp lực cạnh tranh về giá cả trên thị trường.

Nhìn chung, các doanh nghiệp dệt may Nhà nước tại Tp.HCM sau khi thực hiện cổ phần hĩa, với cơ chế quản lý mới đã cĩ mức tăng trưởng đáng kể về hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bảng 2.2: Số lượng cơ sở SX cơng nghiệp phân theo ngành cơng nghiệp tại Tp.HCM

(Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2004)

Qua số liệu thống kê cĩ thể thấy được giá trị sản xuất cơng nghiệp của dệt may Tp.HCM gia tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu 57 Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán phi sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)