Thanh toán bằng lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn (Trang 48 - 49)

Xét về cơ cấu TTKDTM qua số liệu ở trên ta thấy rằng UNC (Đây là hình thức mang tính truyền thống của Ngân hàng) là hình thức chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức thanh toán được chi nhánh áp dụng và có doanh số cao nhất. Cả doanh số và số món đều tăng lên qua từng năm. Doanh số đạt được năm 2005 là 586.78 tỷ đồng chiếm 72.2%, năm 2006 là 654.05 tỷ đồng chiếm 71.5% và năm 2007 là 723 tỷ đồng chiếm 72.9% đứng số 1 doanh số thanh toán của NHĐT & PT Bắc Kạn. Còn về số món thanh toán qua các năm như sau: năm 2005 là 7500 món, năm 2006 là 8300, năm 2007 là 9120 món. Như vậy, số món UNC đạt được năm 2007 tăng so với năm 2005 là 1620 món và doanh số năm 2007 tăng so với năm 2005 là 136.22 tỷ đồng.

NHĐT & PT Bắc Kạn đã xúc tiến mạnh mẽ các giải pháp đổi mới cơ chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán, kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, sử dụng máy vi tính thành thạo, tác phong giao dịch lịch sự, tận tụy, chu đáo với mọi khách hàng. Đặc biệt, những năm gần đây NH đã tổ chức nối mạng để tiện việc thanh toán chuyển tiền đi các tỉnh nhanh chóng kịp thời, chính xác. Một món tiền chuyển qua mạng vi tính đi các NH cùng hệ thống, khác địa phương chậm nhất là 1 ngày là khách hàng có tiền trên tài khoản, nếu NH khác hệ thống thì chậm nhất là 2 ngày. Như vậy, chuyển qua mạng máy vi tính vừa nhanh, vừa chính xác, rất ít xảy ra sai sót. Thời gian thanh toán bằng UNC ngắn nên đã rút ngắn được quá trình chu chuyển vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thanh toán bằng UNC đã thể hiện được tính hơn hẳn so với các thể thức thanh toán khác, nên nó rất được ưu chuộng. Những ưu điểm của thể thức thanh toán này là: thủ tục thanh toán đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo an toàn, người mua chỉ cần viết UNC gửi đến Ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu Ngân hàng trích tiền từ tài khoản mình để trả cho người bán. UNC được áp dụng rộng rãi với mọi đơn vị có tài khoản ở cùng một Ngân hàng, khác Ngân hàng nhưng cùng hệ thống, khác hệ thống nhưng cùng địa bàn và tham gia thanh toán bù trừ, khác Ngân hàng, khác địa bàn thì thông qua tài

khoản tiền gửi tại NHNN, thì chỉ sau vài ngày cũng có thể chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ người bán đã nhận được tiền và bên bán không phải làm thủ tục gì khác như các hình thức khác nên khách hàng rất ưu chuộng sử dụng nó trong thanh toán. UNC là để thanh toán giữa 2 đơn vị mua bán có tín nhiệm lẫn nhau.

Ngoài việc, để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thì UNC còn là công cụ trung gian để Ngân hàng bảo chi séc, cấp séc chuyển tiền hoặc điều chuyển vốn trong cùng hệ thống và khác hệ thống.

Cùng với các tiện ích mà UNC đem lại thì góp một phần không nhỏ vào kết quả trên đó là các nhân viên của Ngân hàng đã cố gắng làm tốt công việc của mình, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của khách hàng và Ngân hàng trong khâu thanh toán. Từ đó, tạo lòng tin đối với khách hàng, khuyến khích các khách hàng đến với Ngân hàng lựa chọn phương thức thanh toán này và làm cho phương thức thanh toán này ngày càng chiếm ưa thế hơn.

Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế cần khắc phục để công tác thanh toán được tốt hơn như: UNC được lập theo mẫu sẵn có của NH, phần để ghi nội dung nhỏ hẹp nên không thể ghi đầy đủ nội dung; UNC có thể bị phát hành quá số dư, không thể mang đi giao dịch trao đổi được và cũng có trường hợp người mua đã nhận hàng nhưng gửi UNC đến Ngân hàng chậm sẽ gây thiệt hại cho người bán vì bị chiếm dụng vốn, ngược lại bên mua có lợi khi không đủ tiền thanh toán hoặc thanh toán chậm mà không phải chịu bất kỳ hình thức phạt nào trong thanh toán.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn (Trang 48 - 49)