Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tạ

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn (Trang 44 - 47)

chi nhánh

Để hoà mình vào cùng với sự chuyển mình của hệ thống NHĐT & PT Việt Nam thời gian qua NHĐT & PT Bắc Kạn đã nhanh chóng cải tiến, đổi mới công tác kế toán cũng như áp dụng một cách linh hoạt các nghị định, văn bản hướng dẫn mới ban hành cho công tác thanh toán. Việc đổi mới công tác kế toán, cải tiến chế độ thanh toán đã thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng nói chung và quy trình thanh toán nói riêng ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với

điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, một mặt giúp cho các doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay vốn, mặt khác, còn đảm bảo an toàn tài sản Ngân hàng.

Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán tại chi nhánh đã không ngừng nâng cao về chất lượng các thao tác nghiệp vụ, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn thuận lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng. Số đơn vị và cá nhân mở tài khoản và đến giao dịch ngày càng nhiều, doanh số thanh toán nói chung cũng như TTKDTM nói riêng không ngừng tăng lên.

Hiện nay, NHĐT & PT Bắc Kạn đang áp dụng các dịch vụ thanh toán như: UNC, Séc, thanh toán vốn giữa các Ngân hàng gồm: thanh toán chuyển tiền điện tử giữa các Ngân hàng cùng hệ thống, thanh toán bù trừ với các NHTM khác, các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và thanh toán tiền gửi tại NHNN. Thanh toán quốc tế trên địa bàn không có do Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo, vì thế nhu cầu giao dịch và phát triển loại này là rất hạn chế.

Trong thời gian qua nhìn chung TTKDTM có xu hướng tăng cả về số món và số tiền trên tổng số thanh toán chung, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Tình hình hoạt động thanh toán tại chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung 2005 2006 2007 Sốtiền % Số tiền % Số tiền % TTbằng tiền mặt 489.4 37.6 524 36.4 545.4 35.5 TTKDTM 812.4 62.4 914.1 63.6 991.28 64.5 Tổng thanh toán 1302 100 1438 100 1536.7 100 (Báo cáo kế toán thanh toán cuối năm 2005, 2006, 2007)

Qua bảng số liệu ta thấy TTKDTM chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thanh toán của chi nhánh, và tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt ngày càng giảm xuống, năm 2005 thanh toán bằng tiền mặt là 37.59% đến năm 2006 giảm xuống còn 36.44%, năm 2007 chỉ còn 35.49% và dự kiến tỷ trọng này còn

giảm mạnh trong những năm gần đây, thay vào đó là tỷ trọng TTKDTM sẽ tăng lên đáng kể. Việc tăng tỷ trọng TTKDTM của chi nhánh có thể giải thích như sau:

Trong nền kinh thị trường ngày nay thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền lựa chọn các phương thức thanh toán cho mình. Mặt khác, nhận thấy được các lợi ích từ TTKDTM như: an toàn, nhanh chóng, thuận tiện…. nên các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng hình thức thanh toán này hơn.

Do chi nhánh đã có nhiều sự đổi mới trong công tác thanh toán, đa dạng hoá các thể thức thanh toán, đã tạo được niềm tin trong dân chúng.

Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần trước đây, nay chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn), chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn). Vì vậy, đây là một thay đổi đáng kể góp phần quan trọng vào việc tăng tỷ lệ TTKDTM.

Về phương thức thanh toán thì ngoài thanh toán trong nội bộ chi nhánh còn sử dụng phương thức thanh toán điện tử liên Ngân hàng và thanh toán bù trừ điện tử với các Ngân hàng khác, hệ thống thanh toán cốt lõi là hệ thống thanh toán Liên Ngân hàng của NHNN, vì vậy, khi chi nhánh tham gia vào phương thức thanh toán này đã thúc đẩy nhanh hơn cho việc phát triển phương thức thanh toán qua Ngân hàng này. Kết quả năm 2007 chi nhánh đã có 5917 món thanh toán liên Ngân hàng với doanh số là 31.13tỷ đồng và có 6350 món thanh toán bù trừ với doanh số là 29.04 tỷ đồng.

Qua kết quả thực tế cho thấy, chi nhánh NHĐT & PT Bắc Kạn đã và đang từng bước đạt được mục tiêu của ngành Ngân hàng đặt ra đó là “Tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm tối thiểu thanh toán bằng tiền mặt”. Để đạt được kết quả đáng ghi nhận này là nhờ việc cải tiến các phương thức thanh

toán, đổi mới công nghệ, đặc biệt là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn (Trang 44 - 47)