Hình thức kinh doanh này phù hợp với xu hướng quốc tế, làm giảm bớt nhu cầu kinh doanh vàng vật chất và tạo một kênh lưu thông hiệu quả giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Ngoài hình thức giao dịch nhanh chóng, hình thức này còn khắc phục được các công đoạn, các chi phí phát sinh từ nhập đến lưu thông như vận chuyển, chế tác, bảo hiểm, lưu giữ vàng...
Hình thức giao dịch này không chỉ khiến lượng vàng vật chất nhập về giảm đi, tiết kiệm được ngoại tệ và các chi phí cho xã hội, mà còn giúp các ngân hàng huy động, cân đối được nguồn vốn bằng vàng trong dân, từ đó góp phần làm minh bạch, rõ ràng, tập trung được các hoạt động giao dịch.
Một số người dân và nhà đầu tư bắt đầu chú ý và tham gia vào việc kinh doanh vàng, ngoại tệ trên mạng. Không ít người đã bỏ tiền đầu tư vào việc mua bán hết sức mạo hiểm này mà không hề biết rằng đó là một hoạt động vi phạm các quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối của nhà nước. Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh hết sức rủi ro, dễ dẫn đến thiệt hại lớn cho những người tham gia.
Chỉ với một bản chứng minh nhân dân photocopy, một địa chỉ cụ thể và số điện thoại được đăng nhập vào địa chỉ của trang web, không phải trải qua giai đoạn kiểm chứng, nhà đầu tư đã có trong tay một một tài khoản cá nhân phục vụ cho việc kinh doanh vàng theo “đẳng cấp quốc tế”. Tất nhiên, việc mua bán này cũng chỉ được diễn ra trên những website mà không ai có thể biết chính xác được các tổ chức này hoạt động theo sự đảm bảo của một định chế tài chính nào. Bản thân các nhà đầu tư cũng không thể lường hết được hậu quả sẽ ra sao nếu một ngày nào đó các website trên tự nhiên biến mất?
Tuy chưa có thông tin cụ thể về việc người đầu tư vàng ảo trên mạng bị lừa đảo, nhưng để phòng ngừa hậu quả xấu có thể mang đến cho các nhà đầu tư, đồng thời để hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước phát hiện, xử lý các tổ chức vi phạm, vừa
qua, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức đưa ra khuyến cáo về việc kinh doanh vàng, ngoại tệ trên mạng. Nội dung được tóm tắt như sau:
“... Đứng ra tổ chức hình thức kinh doanh này thường là các công ty chỉ có chức năng tư vấn, môi giới, có trụ sở hoạt động tại Việt Nam, hay đơn thuần chỉ là một thành viên không có trụ sở, họ lập website để kêu gọi đầu tư qua mạng. Các đối tượng này thường nhắm đến các mặt hàng có sự biến động lớn trên thị trường như vàng, ngoại tệ, với hình thức giao dịch thông qua mạng... Sau khi nhà đầu tư nộp vào một khoản tiền khá lớn (qua ngân hàng hoặc chuyển khoản), để tạo lòng tin cho người tham gia, thời gian đầu một số người đã nhận được khoản tiền lãi như lời hứa hẹn. Số tiền lãi đó thực chất là tiền của nhà đầu tư mới được họ trích chuyển vào lãi của nhà đầu tư cũ”.
Theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của nhà nước, chỉ có các tổ
chức được ngân hàng nhà nước cho phép mới được tiến hành kinh doanh vàng, ngoại tệ.
Theo quyết định số 03/2006 ngày 18/01/2006 của NHNN ban hành thì chỉ những đối tượng thỏa mãn điều kiện sau mới được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
1. Điều kiện chung:
a) Có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh vàng.
b) Có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu vàng.
c) Không vi phạm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. 2. Đối với tổ chức tín dụng:
a) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng và huy động, cho vay bằng vàng tính đến ngày nộp đơn xin kinh doanh vàng trên tài khoản từ 01 (một) năm trở lên.
b) Có số dư huy động vàng tính đến ngày cuối cùng của tháng gần nhất trước ngày nộp đơn xin kinh doanh vàng trên tài khoản từ 500 (năm trăm) kg vàng trở lên.
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng: Có vốn tự có tối thiểu 100 tỷ đồng.
Cũng theo văn bản này, các đơn vị được phải đảm bảo duy trì trạng thái vàng tính theo giá vàng quy đổi trạng thái không vượt quá +/- 20% so với vốn tự có (đối với các tổ chức tín dụng) và +/- 100% so với vốn tự có (đối với DN).
Đến ngày 15/03/2007, NHNN đã có quyết định số 11/2007/NHNN về sửa đổi bổ sung những điều của Quyết định số 03/2006 nhưng nhìn chung những nội dung trên vẫn được giữ nguyên.
Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các DN và các ngân hàng thương mại được kinh doanh vàng trên tài khoản là một bước mở nhưng hiện nay có rất ít DN đáp ứng được điều kiện do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên mở rộng đối tượng tham gia kinh doanh vàng trên tài khoản để doanh nghiệp và người dân có vàng trên tài khoản phòng ngừa được rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
...Tính đến tháng 6/2009, việc kinh doanh vàng trên tài khoản đang còn giới hạn ở 20 ngân hàng và doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Làm thế nào để tăng dư nợ, làm thế nào để có thể thu hút được càng ngày càng nhiều khách hàng đến với EIB nói chung và bộ phận cầm cố giấy tờ có giá quả thật là một câu hỏi khó…. Trên cơ sở tìm hiểu những hạn chế của hình thức tín dụng vàng ở chương 2, tác giả đã đưa những giải pháp có thể áp dụng thực tế vào EIB.
KẾT LUẬN
Vàng hiện là loại hàng hóa “nóng” nhất đang thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới do tác động của suy thoái kinh tế. Đầu tư vàng có một sức hút hấp dẫn giới đầu tư vì nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận lớn nếu đầu tư đúng hướng. Tuy nhiên, khả năng đem lại lợi nhuận cao đồng nghĩa với khả năng rủi ro là rất lớn. Để có thể đầu tư an toàn và hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm rõ các nguyên tắc giao dịch và phương pháp phòng trừ rủi ro.
Về phía ngân hàng, nên áp dụng các giải pháp để có thể thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư, làm tăng dư nợ và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Luận văn được thực hiện với sự tìm tòi và cố gắng tối đa. Song do thời gian hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn
1. Đặng Thị Tường Vân (2008), Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp kinh doanh vàng tại Việt Nam”, trường Đại học kinh tế TP HCM.
2. Nguyễn Hữu Định (2008), “Kinh doanh vàng – Chính sách và giải pháp”,
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn
3. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, Nhà xuất bản thống kê
4. Trần Hoàng Ngân (2008), “Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”,
trường Đại học kinh tế TP HCM. Trang web: 5. http://eximbank.com.vn 6. http://sacombank.com.vn 7. http://acb.com.vn 8. http://tinnhanhvietnam.net 9. http://www.60s.com.vn 10. http://www.vneconomy.vn 11. http://www.tin247.com 12. http://www.mfo.mquiz.net
13. http://www.scb.com.vn 14. http://www.netdania.com 15. http://dantri.com.vn 16. http://www.vangvn.com 17. http://www.cyvee.com 18 http://www.gold4future.com 16. http://www.vietnamnet.vn 17. http://www.vtc.vn 18. http://www.crmvietnam.com
PHỤ LỤC
1. Một số ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh vàng. 2. Một số văn bản pháp lý liên quan đến kinh doanh vàng
Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ ban hành về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày11/06/2003 của Chính phủ ban hành về việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính Phủ ban hành về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 của NHNN về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
1. Phát biểu của Ông James Burton, Tổng Giám đốc - Hội đồng Vàng thế giới: “Rất dễ dàng nhận thấy, nhờ vào tính chất an toàn cũng như bảo toàn vốn, vàng đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong thời điểm bất ổn hiện nay do lạm phát gia tăng và đồng USD mất giá. Trong thời gian sắp tới, lợi nhuận đầu tư vào vàng sẽ tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng mạnh, nhất là một khi giá vàng đã đi vào bình ổn, các quốc gia tiêu thụ vàng mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông sẽ thích nghi với mặt bằng giá mới”.
2. Ông Kurzatkowski – một chuyên gia cho biết:
“Đôla và vàng sẽ duy trì mối quan hệ nghịch đảo truyền thống khi nào nỗi lo lạm phát lớn hơn giảm phát”.
Ông cho biết thêm “đôla di chuyển thấp hơn, lạm phát trở thành mối quan tâm lớn hơn ở Mỹ vì điều này có nghĩa là đôla đang bị mất lực mua”.
Ông nói “chừng nào chúng ta không quay trở lại với bối cảnh giảm phát, mối quan hệ nghịch đảo này sẽ vẫn được duy trì”.
3. Ông Nguyễn Trọng Hải Hoàng – Tổng Giám đốc AMIGO – TECHNOLOGIES đánh giá:
“Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực Quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra
những quyết định đúng đắn”. Cũng theo ông Hoàng, các ngân hàng Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến lớn về mặt công nghệ.
4. Ông Đặng Mạnh Phổ, Giám đốc Trung tâm CNTT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):
Đề xuất “thành lập Công ty cổ phần CNTT giữa các ngân hàng để giảm thiểu chi phí thuê nước ngoài, phát triển các phần mềm ngân hàng trong nước, hạn chế rủi ro và trợ giúp được các Công ty vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là giải pháp hữu hiệu cho ngành ngân hàng vì sẽ tạo ra cạnh tranh lớn giữa các công ty và các ngân hàng quốc doanh.
5. Theo ông Nguyễn Thanh Trúc - TGĐ Cty vàng bạc đá quý Argibank:
“Về mặt lý thuyết tăng thuế sẽ khiến cho giá vàng tăng. Với thị trường trong nước thì việc tăng thuế nhập khẩu không tác động nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng”.
6. Bộ Tài chính cho rằng:
“Do Việt Nam chưa sản xuất được vàng nguyên liệu nên từ trước tới nay các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước đều phải nhập khẩu vàng nguyên liệu (vàng cốm, vàng thỏi) về chế tác thành đồ trang sức hoặc miếng để tiêu thụ và xuất khẩu. Trong khi đó, giá thế giới vẫn tăng giảm thất thường gây khó khăn cho nhà nhập khẩu và cả cơ quan hoạch định chính sách”.
7. Ông Trần Hoàng Ngân, PGS, TS Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng:
“Việc xuất khẩu vàng trong quý I/2009 vừa rồi là hợp lý và chúng ta cũng cần phải nhìn về vàng giống như một hàng hóa để góp phần làm cho vàng lưu thông hóa trên thị trường và tránh bớt hiện tượng dự trữ vàng, nó không đóng góp chung cho nền kinh tế quốc dân”.
CHÍNH PHỦ
---
Số: 174/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 09 tháng 12 năm 1999
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ---
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
NGHỊ ĐỊNH Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng, không bao gồm hoạt động khai thác và tinh luyện vàng của doanh nghiệp khai thác vàng.
2. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là hoạt động kinh doanh vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu.
3. Việc kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Hoạt động kinh doanh vàng" là hoạt động sản xuất, gia công các sản phẩm bằng vàng; mua bán; xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của pháp lụât.
2. "Vàng trang sức" là các sản phẩm vàng có gắn hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang sức của con người như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài, tượng và các loại khác.
3. " Vàng mỹ nghệ" là các sản phẩm vàng có gắn đá quý hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang trí mỹ thuật như các: khung ảnh, tượng và các loại khác.
4. "Vàng miếng" là vàng đã được dập thành miếng dưới các hình dạng khác nhau, có đóng chữ số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất.
5. "Vàng nguyên liệu" là vàng dưới dạng: khối, thỏi, lá, hạt, dây, dung dịch, bột, bán thành phẩm trang sức và các loại khác nhưng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế.
1.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước
1. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng;
2. Cấp, thu hồi giấy phép: a) Sản xuất vàng miếng;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định tại Nghị định này.
c) Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định. 3. Kiểm tra, thanh tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình;
4. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, có thể thành lập Hiệp hội kinh doanh vàng để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia.
Việc thành lập Hiệp hội và Điều lệ của Hiệp hội kinh doanh vàng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền ra quyết định.