Giảm thuế nhập khẩu vàng

Một phần của tài liệu LV (Trang 74 - 76)

Theo quyết định mới nhất của Bộ Tài chính áp dụng cho tờ khai hải quan, từ ngày 26/5/08 tăng thuế nhập khẩu vàng từ 0,5% lên 1%.

Việc tăng thuế nhập khẩu vàng là nhằm hạn chế nhập khẩu mặt hàng này, góp phần kiềm chế nhập siêu, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hiện vàng trong nước mới chỉ sản xuất được vài tấn/năm, vàng giao dịch trên thị trường chủ yếu từ nguồn nhập khẩu. Hiện mỗi năm, VN nhập khẩu 50-70 tấn vàng, chi phí ước tính 6-7 tỷ USD/năm. Vì vậy, nhập khẩu vàng đang được coi là một trong những “thủ phạm” gây nhập siêu.

Tuy nhiên, việc thuế tăng cũng đồng nghĩa với tăng rủi ro và gây nhiều khó khăn

Bất lợi cho nhà đầu tư.

Tăng thuế sẽ khó khăn cho cơ quan chức năng trong quản lý xuất nhập khẩu, quản lý thị trường và điều hành chính sách tiền tệ, nhất là về chính sách tỷ giá.

Đối tượng chịu tác động hay nói cách khác là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi đó chính là các nhà đầu tư (đang coi vàng là một kênh đầu tư an toàn).

Hiện nhiều nước trong khu vực đều giữ thuế nhập khẩu vàng bằng 0%, mức thuế Việt Nam cũ áp dụng 0,5% dẫu được coi là hợp lý nhưng cũng đã làm cho giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới theo quy đổi khoảng 200 nghìn đồng/lượng (theo tỷ giá quy đổi) và với mức thuế 1% thì nhà đầu tư sẽ phải chịu thêm 1 khoản chênh lệch cao hơn nữa.

Do đó sau 1 năm tăng thuế, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng tại thị trường Việt Nam cao hơn, số liệu ngày 09/06/09 cho thấy khoảng 700 ngàn đồng /lượng. Mức thuế cao sẽ khiến cho biên độ dao động tăng theo cấp số nhân so với giá vàng thế giới và khiến cho nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro.

Khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng.

Trước giá thế giới đang diễn biến phức tạp và giữ ở mức cao, các doanh nghiệp nhập khẩu vàng tiếp tục kiến nghị giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu về chế tác để giảm chi phí đồng thời giúp họ giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng vàng trong nước khi xuất khẩu. Bởi thuế suất nhập khẩu vàng vào Việt Nam đang cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Trong khi diễn biến thị trường trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào thế giới. Bên cạnh đó, nhiều nước đang áp dụng thuế suất dưới 0,5% với vàng nhập khẩu. Riêng Thái Lan, từ năm 2000, đã giảm xuống còn 0%.

Giảm thuế - tác động tích cực.

Nhiều năm trước, khi thuế nhập khẩu vàng còn ở mức 5%, vàng tiêu thụ tại Việt Nam chủ yếu là vàng lậu về từ biên giới Tây Nam. Hệ quả là thị trường USD tiền mặt luôn biến động thất thường, không chỉ gây khó khăn cho điều hành tỷ giá mà luôn làm người dân phải hồi hộp với những đợt nóng lạnh của giá USD tiền mặt và giá vàng. Đánh thuế nhập vàng, buôn lậu phát triển, xem như "mất cả chì lẫn chài" vì không thu được thuế mà ngoại tệ thì vẫn đi ra để vàng về. Rất khó chống buôn lậu vàng vì hàng quá gọn. Hiện nay mặc dù thuế nhập khẩu 1% nhưng nhiều chuyên gia cho rằng: mức thuế 1% là đủ hấp dẫn đối với những đối tượng buôn lậu vàng bởi mỗi lượng vàng (theo mức giá chênh lệch với giá thế giới hiện nay) có thể

kiếm lời bất chính được khoảng 700 nghìn đồng, nhất là khi nguồn cầu được dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vì vậy Chống buôn lậu hiệu quả nhất đó là

thuế thấp.

Vàng không phải là ôtô, hàng tiêu dùng xa xỉ. Với Nhà nước, vàng là hàng hóa, nhưng với người dân, vàng là tiền vốn, tài sản cất giữ, phương tiện bảo toàn vốn. Vì vậy, đánh thuế nhập khẩu vàng cũng là đánh thuế tiền vốn. Quan trọng hơn, biến động giá vàng luôn tác động lớn đến tâm lý người dân, từ đó ảnh hưởng ngược đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu LV (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)