Hoàn thiện qui trình cho vay hỗ trợ tài chính đối với các QTDND tạo chỗ dựa vững chắc cho tín dụng ở nông thôn.

Một phần của tài liệu LE VAN UT HIEN (Trang 65 - 69)

QTDND tạo chỗ dựa vững chắc cho tín dụng ở nông thôn.

Hai hình thức bảo vệ bảo vệ trực tiếp người gửi tiền được thực hiện đối với tổ chức BHTG Việt Nam hiện nay là: chi trả tiền gửi được bảo hiểm và hỗ trợ tài chính. Khi công chúng gửi tiền vào các tổ chức nhận tiền gửi, nếu tổ chức nhận tiền gửi bị đổ vỡ, người gửi tiền sẽ nhận lại được tiền gửi của mình tối đa là 50 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi) từ tổ chức BHTG. Số tiền vượt quá 50 triệu đồng sẽ được tiếp tục thanh toán cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tổ chức nhận tiền gửi theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.

Việc BHTG Việt Nam bảo vệ quyền lợi người gửi tiền thông qua nghiệp vụ chi trả tiền gửi khi tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản thời gian qua tại khu vực ĐBSCL, cụ thể là tại tỉnh Kiên Giang, thực sự là một giải pháp tốt trong tình thế các QTDND mất khả năng chi trả từ những năm trước khi BHTG Việt Nam chưa ra đời, việc chi trả số tiền 8.703.989.000 đồng, tại 7 QTDND cơ sở đã làm cho công chúng gửi tiền an tâm, tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, ngăn ngừa hiệu ứng dây chuyền rút tiền ồ ạt tại các TCTD khác. Tuy nhiên, việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm chỉ là biện pháp cuối khi không còn biện pháp nào để khôi phục tổ chức tham gia BHTG trở lại hoạt động bình thường. Ngoài biện pháp trên, người gửi tiền còn được BHTG Việt Nam bảo vệ một cách trực tiếp thông qua nghiệp vụ hỗ trợ tài chính.

Như vậy, ngay bây giờ BHTG Việt Nam cần thiết phải hoàn thiện quy trình cho vay hỗ trợ tài chính, vì đây chính là công cụ hữu hiệu góp phần củng cố niềm tin của tổ chức tham gia BHTG vào tổ chức BHTG, củng cố niềm tin đối với công chúng khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, ngăn chặn tình trạng rút tiền trước hạn do tâm lý hoảng loạn của người gửi tiền, có thể dẫn tới nguy cơ phá sản của ngân hàng, tổ chức trung gian tài chính.

Thông qua nghiệp vụ hỗ trợ tài chính, các tổ chức nhận tiền gửi nhất là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở sẽ nhận thức rõ hơn về những lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tiền gửi, giúp họ nâng cao khả năng phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục sự cố bất thường, tạo cho họ sức cạnh tranh tốt hơn. Trong điều kiện Việt Nam, việc cho vay hỗ trợ tài chính là một trong những giải pháp tối ưu cho các tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt là đối với các NHTMCP nhỏ và QTDND cơ sở.

Ở khu vực ĐBSCL hiện nay có 122 QTDND cơ sở hoạt động, trên 12 tỉnh thành phố, địa bàn tập trung chủ yếu là ở nông thôn, vai trò của các

QTDND cơ sở đã góp phần tích cực cho những vùng nông thôn sâu, giải quyết được nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp, những hộ gia đình nông thôn, buôn bán nhỏ, sản xuất ở các làng nghề, không đủ điều kiện tiếp cận nhu cầu vay vốn tại các NHTM, thì hệ thống QTDND cơ sở tỏ ra hữu hiệu, làm giảm đáng kể các hình thức cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển, mà đặc biệt là cư dân khu vực ĐBSCL với 80% dân số sống ở nông thôn.

Từ thực tiễn hoạt động của hệ thống QTDND ở ĐBSCL cho thấy đây là các tổ chức có qui mô hoạt động hạn chế (vốn điều lệ trung bình vào khoảng 3 tỷ đồng/QTDND cơ sở) và khi gặp khó khăn về tính thanh khoản việc khắc phục là vô cùng vất vả. Vì vậy khả năng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản là rất cao so với các NHTM. Nếu công tác hỗ trợ tài chính được BHGT Việt Nam triển khai kịp thời tại khu vực này, thì sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị này có thêm một kênh cung cấp hỗ trợ sẽ giúp họ duy trì hoạt động, vượt qua khó khăn. Trong điều kiện hệ thống QTDND cơ sở có vốn tự có thấp, khả năng huy động vốn rất là hạn chế, nếu BHTG Việt Nam cung cấp sản phẩm hỗ trợ tài chính cho các quỹ khi có khó khăn về tính thanh khoản thì vị thế và hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG sẽ được cộng đồng thừa nhận và khẳng định được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền. Mặt khác tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển tín dụng nông thôn, đưa kinh tế nông thôn lên từng bước.

Từ những thực tế đó, việc BHTG Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện qui chế cho vay hỗ trợ tài chính rộng rãi cho cả nước và nhất là khu vực ĐBSCL, thì hệ thống QTDND cơ sở sẽ có một điểm tựa vững chắc trong vấn đề chi trả tiền gửi khi gặp khó khăn, tạo dựng niềm tin cho công chúng khi gửi tiền vào các tổ chức này. Kinh nghiệm cho thấy phương pháp hỗ trợ tài chính là phương pháp tối ưu nhất trong quá trình xử một tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán nhưng chưa đến mức phải phá sản.

Khi xử lý một tổ chức tài chính bị đổ vỡ, phương pháp xử lý được lựa chọn cần phải đảm bảo nguyên tắc chi phí tối thiểu trong xử lý đổ vỡ cũng như tối thiểu hoá sự bất ổn phát sinh do đổ vỡ. Do vậy, theo các chuyên gia bảo hiểm tiền gửi, thì trong chừng mực có thể cần ưu tiên phương pháp hỗ trợ tài chính để tránh việc gây ra những tác động xấu nghiêm trọng của đổ vỡ đối với các hoạt động tài chính liên quan. Nếu như, trong trường hợp áp dụng phương pháp chi trả bảo hiểm, TCTD bị đổ vỡ sẽ được giải quyết theo thủ tục phá sản, bị chấm dứt hoạt động do phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, đều này dễ làm tổn hại đến các TCTD khác đang hoạt động lành mạnh trong vùng, ít nhiều bị ảnh hưởng, nhiều trường hợp tâm lý hoảng loạn dẫn đến rút tiền hàng loạt của công chúng có thể xảy ra, khó lường trước. Trong khi đó nếu áp dụng phương pháp hỗ trợ tài chính, những chủ nợ thông thường bao gồm cả người gửi tiền sẽ hy vọng được thanh toán dựa trên giá trị của tài sản có tính đến các hoạt động tài chính, chứ không phải là giá trị thanh lý. Như vậy, phương pháp này sẽ giúp tránh được các tổn thất về kinh tế phát sinh do sự giải thể hoàn toàn của tổ chức tài chính bị đổ vỡ. Ngoài ra, người gửi tiền cũng sẽ có lợi vì họ được tiếp tục bảo vệ tại TCTD tiếp nhận và tiếp tục được hưởng lãi. Hơn nữa, khi áp dụng phương pháp hỗ trợ tài chính, tổ chức BHTG cũng giảm được chi phí hơn so với trường hợp phải chi trả bảo hiểm. Tại khu vực ĐBSCL vừa qua BHTG Việt Nam thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại các QTDND ở tỉnh Kiên Giang chỉ là một biện pháp tình thế, trên thực tế cần thiết sự hỗ trợ tài chính ngay khi gặp khó khăn ban đầu có thể tránh những đổ vỡ không thể xảy ra (trường hợp QTDND Giồng Riềng là một minh chứng).

Theo qui trình cho vay hỗ trợ tài chính hiện nay, nếu như TCTD bị mất khả năng thanh toán tạm thời và gửi hồ sơ đề nghị được vay hỗ trợ tài chính từ BHTG Việt Nam, thì sự cố rút tiền hàng loạt sẽ xãy ra, bởi vì sự ứng cứu thiếu kịp thời, do qui trình cho vay hỗ trợ của BHTG Việt Nam hiện nay. Điều này, thực sự cần thiết xây dựng một phương thức cho vay theo hạn mức

TCTD

BHTG Khu vực

BHTG Việt Nam

Thẩm định HS Ra Quyết định

Người gửi tiền (tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm)

tín dụng dự phòng, theo đó hàng năm các TCTD trên địa bàn ký với BHTG Việt Nam một hạn mức dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro tiền gửi mà TCTD thấy cần thiết. khi có hiện tượng rút tiền thì sự hỗ trợ kịp thời sẽ giúp TCTD đó xử lý được kịp thời (Hình 3.2)

Hình 3.2 - Mô hình cho vay theo phương thức tín dụng dự phòng

Một phần của tài liệu LE VAN UT HIEN (Trang 65 - 69)