Đối với tỉnh, huyện Đăk Mil:

Một phần của tài liệu Giaỉ pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trinh 135 (Trang 57 - 59)

+ Trong thời gian tới huyện cần đầu tư hơn nữa vào giáo dục đào tạo nhằm phục vụ việc học tập của nguồn nhân lực, trong đó cần đẩy mạnh việc xây dựng và đưa vào hoạt động các trung tâm đào tạo nghề, phục vụ việc học tập và nâng cao tay nghề cho nguồn nhân lực.

+ Huyện cần căn cứ vào tình hình thực tiển cũng như chất lượng nguồn nhân lực của toàn huyện mà đưa ra những hướng phát triển nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo

+ Huyện cần có những chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài, những nguồn nhân lực có trình độ tay nghề nhằm về phục vụ cho địa phương của minh nhiều hơn nữa

+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các xã thuộc chương trình 135 của huyện nhiều hơn nữa, để nguồn nhân lực nơi đây có điều kiện tiếp cận và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn mình đang sinh sống

+ Có chính sách hỗ trợ nhằm đưa một số cán bộ trẻ có năng lực, đạo đức để đi nâng cao tay nghề, ưu tiên chế độ cử tuyển cho người dân tộc thiểu số tại các xã một 135 nhiều hơn nữa

+ Chính quyền địa phương các xã 135 cần phải có trách nhiệm theo dõi và phát hiện,

lực chọn những cán bộ của xã có năng lực đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề của họ trong công việc phục vụ nhân dân trên địa bàn xã.

+ Phát huy hết những tiềm năng mà xã đang có, cán bộ và nhân dân cùng nhau đoàn kết để xây dựng địa phương của mình giàu mạnh hơn.

+ Tiếp tục bổ túc hóa cho một số cán bộ mà có trình độ văn hóa thấp, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tại địa phương, mở các lớp giảng dạy tin học,…Ngoài ra cần xã cần thực hiện những vấn đề sau:

* Tận dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của dự án: “ Nhà nước nhân dân cùng làm” như bê tông hóa giao thông nông thôn, nâng cấp hệ thống kênh mương… Đặc biệt, cần xin hỗ trợ của huyện, tỉnh về quy hoạch xây dựng chợ trong xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán trao đổi hàng hóa.

* Khuyến khích phát triển các tổ chức người dân giúp nhau làm giàu. Tạo điều kiện cho hầu hết lao động tham gia lớp tập huấn giạy nghề đặc biệt cho lao động nữ. Đẩy mạnh phối hợp giáo dục ba mục tiêu: dân số – sức khỏe – môi trường cho nhân dân.

*Tạo điều kiện giúp đỡ thanh niên tham gia phong trào “thanh niên lập nghiệp”, thực hiện các dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đối với lực lượng lao động:

* Phải ý thức được vai trò, trách nhiệm trong việc tìm kiếm việc làm tạo thu nhập cho bản thân và gia đình góp phần váo sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, phat huy sức lực của mình, yêu lao động, hướng nghề, hướng nghiệp, lập thôn và lập nghiệp trên quê hương mình.

* Tích cực tham giá các phong trào xã hội của các phần việc để tạo lập quỹ đoàn. Đặc biệt quan tâm hơn nửa tới đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là vấn đề về vốn và trình độ sản xuất giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo được việc làm tăng thu nhâp, giảm được đói xóa được nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 1996

2. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội 2006

3. Phạm Minh Hạc: Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH. Nxb chính trị quốc gia, Hà nội 1993

4. Vũ Bá Thể: Phát huy nguồn nhân lực con người để CNH, HĐH, kinh nghiệm thực tế và thực tiễn Việt Nam. Nxb lao động-xã hội, Hà nội, 2005

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Lý luận chính trị, tháng 3/2008

6. Trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay: PGS.TS. Lương Đình Hải – Phó viện trưởng viện Triết học, Viện khoa học xã hội Việt Nam

7. TS. Nguyễn Xuân Khoát:Lao động, việc làm và phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam. Nxb Đại học Huế, 2007

8. UBND huyện Đăk Mil: Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011

9. UBND, phòng nội vụ: Thống kê số lượng và chất lượng cán bộ công chức cấp huyện năm 2010

10. Đề tài cấp trường: “ Thực trạng nguồn nhân lực ở Thừa thiên Huế hiện nay”. Nhóm sinh viên K40 KTCT

Một phần của tài liệu Giaỉ pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trinh 135 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w