b. Lý luận chính trị và quản lý nhà nước
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I/ KẾT LUẬN
Trong thời đại mà kinh tế thế giới với xu hướng hội nhập như hiện nay thì vai trò nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng, nó là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển, nếu một gia hay một tỉnh thành phố mà không nhận thức được tầm quan trọng đó thì chắc chắn nguồn nhân lực đó sẽ rơi vào tình trạng trì trệ không phát triển. Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều thí dụ minh chứng cho điều này. Chẳng hạn, không có nhân lực chất lượng cao, việc xuất khẩu lao động của ta gặp rất nhiều khó khăn và người lao động Việt Nam thường phải làm những công việc có thu nhập không cao, lao động giản đơn, không có chuyên môn, kỹ thuật, như chăm sóc người già, người bệnh, là công việc gia đình, xây dựng những công trình giản đơn. Các hãng lớn từ các nước khác khi vào nước ta tuyển nhân sự đều phàn nàn về tình trạng thiếu nhân lực đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, v.
Huyện Đăk Mil nói chung và các xã 135 của huyện nói riêng đang có tỷ lệ dân số tăng cao, nền kinh tế tuy phát triển nhưng không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là các vùng thuộc các xã miền núi như các xã 135 của huyện, chất lượng nguồn nhân lực, thu nhập của người dân tại nơi đây cũng đang ở mức thấp của huyện.
Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại các xã 135, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông tôi rút ra một số kết luận sau:
- Các xã có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, có thể trồng được nhiều loại cây như cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, cây ăn quả đồng thời có diện tích đồi núi thấp thuận lợi phát triển các cây như cà phê, cao su... Tuy nhiên, do các xã nằm xa thị trấn huyện nên khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân. Đồng thời điều này này làm cho điều kiện tiếp cận nâng cao trình độ của nguồn nhân lực trên địa bàn các xã khó khăn hơn nhiều.
- Cơ cấu nguồn nhân lực tại các xã nay còn chênh ệch về khá nhiều giữa nam và nữ, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác, bên cạnh đó các ngành nghề phi nông nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động chưa phát triển. Đại đa số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực mang tính thời vụ cao, lao động không sử dụng hết thời gian làm việc của mình, thời gian nhàn rỗi nhiều, thu nhập thấp. Điều này cũng làm cho số cán bộ tại nơi đây không phát huy khả năng làm việc, làm cho họ không tự giác trong công việc của mình.
- Các xã 135 của huyện có lực lượng lao động dồi dào nhưng đa số chưa qua đào tạo, do vậy chất lượng, trình độ nguồn nhân lực còn thấp nên khó khăn cho việc tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời khả năng tự tạo việc làm cho lao động địa phương cũng hạn chế vì vậy thời gian lao động còn thấp.
Trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển nguồn nhân lực tại các xã 135 của huyện Đăk, phân tích các yếu tố ảnh hưởng chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực của các xã 135 của huyện Đăk Mil:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đai hóa nông thôn.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng cương khuyến nông, khuyến công cho người dân tại địa bàn các xã 135
- Tạo điều kiện cho cán bộ và người dân vay vốn, đồng thời quản lý chặt chẽ có hiệu quả vốn vay.
- Đầu tư phát triển ngành ngề dich vu.
- Hổ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đi đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học cho một số cán bộ có triển vọng.
Trong đó, giải pháp then chốt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực ngành nghề dịch vu và phát triển chất lượng nguồn nhân lực của xã.
II/ KIẾN NGHỊ
Phát triển nguồn nhân lực cho các xã 135 là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta
Để những giải pháp đề xuất thực hiện có hiệu quả, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: