Hoán đổi (SWAP)

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phái sinh ở các ngân hàng thương mại tại Tp.HCM pdf (Trang 54 - 58)

2.3.3.3.1. Sơ lược tình hình vận dụng giao dịch hoán đổi

Thị trường hoán đổi được hình thành vào năm 1998 cùng với sự ra đời của thị trường kỳ hạn, nhưng giao dịch hoán đổi chỉ được thực hiện giữa ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng thương mại hoặc trên thị trường liên ngân hàng nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn VND tạm thời của các Ngân hàng thương mại. Doanh số giao dịch hoán đổi tại các ngân hàng đã tăng lên qua các năm, chứng tỏ loại giao dịch này cũng rất cần thiết đối với các ngân hàng.

Theo Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà Nước thì đối tượng khách hàng được phép giao dịch hoán đổi với các ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân không được sử

dụng loại hình giao dịch này.

Bảng 2.4. Thực tế doanh số giao dịch hoán đổi tại ACB và VCB:

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2005 2006 2007 2008

VCB 18,72 459,25 542,81 646,78

ACB 0 0 179,51 196,3

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh) Trong thực tế, các ngân hàng chỉ thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng Nhà Nước và một số ngân hàng nước ngoài, khách hàng là các tổ chức kinh tế hầu như không sử dụng giao dịch này. Hơn nữa, ngân hàng Nhà Nước không khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng nghiệp vụ hoán đổi vì ngân hàng Nhà Nước e ngại các ngân hàng thương mại lợi dụng nghiệp vụ hoán đổi để đem tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ bán cho ngân hàng Nhà Nước để lấy VND, sau đó dùng số VND này mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để đầu cơ. Ngoài ra, khi xảy ra tình trạng thừa một loại ngoại tệ trong khi thiếu một loại ngoại tệ khác, lúc đó ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng nước ngoài và đề nghị thực hiện giao dịch hoán đổi.

Ví dụ, hiện tại ACB thiếu EUR nhưng lại thừa USD trong thời gian 1 tháng, ACB sẽ liên hệ với ngân hàng nước ngoài đề nghị mua giao ngay và bán kỳ hạn EUR kỳ hạn 1 tháng thanh toán bằng USD. Lúc đó, tỷ giá hoán đổi sẽ do ngân hàng nước ngoài quy định. Các loại ngoại tệ mạnh thường được sử dụng trong giao dịch hoán đổi giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng nước ngoài là: USD, EUR, GBP, JPY... Như vậy, đối tượng khách hàng được phép sử dụng loại giao dịch này đã bị hạn chế, lại không được ngân hàng Nhà Nước khuyến khích sử dụng nên thị trường hoán đổi vẫn chưa có những bước phát triển.

cấp quyền được thực hiện hoán đổi lãi suất mà hầu hết đều là các ngân hàng nước ngoài như Citibank, HSBC, ANZ,…..

Nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của lãi suất thị trường, ngân hàng Nhà Nước có Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa các ngân hàng.

Theo đó, việc hoán đổi lãi suất sẽ được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp không phải là ngân hàng được thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam và giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Các trường hợp giao dịch hoán đổi lãi suất được phép thực hiện gồm: hoán đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), giữa hai đồng tiền, hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, hoán đổi lãi suất cộng dồn.

Mặc dù đã được ngân hàng Nhà Nước cho phép sử dụng từ năm 2006 nhưng sản phẩm hoán đổi lãi suất vẫn còn rất mới mẻ trên thị trường tài chính trong nước và hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm này. Vì thế doanh số thực hiện công cụ bảo hiểm tài chính này rất thấp, không đáng kể.

Thông tin gần đây nhất, vào tháng 06/2008, Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (PV Trans) vừa ký hợp đồng hoán đổi lãi suất kỳ hạn 5,5 năm với Ngân hàng ANZ.

2.3.3.3.2. Thực trạng cách tính tỷ giá hoán đổi.

Trước khi Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ra đời thì ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng Nhà Nước theo biểu phí như sau:

Bảng 2.5 – Biểu phí giao dịch hoán đổi của ngân hàng Nhà Nước.

Kỳ hạn Mức tỷ giá của nghiệp vụ swap

7 ngày 0,80%

15 ngày 0,85%

30 ngày 1,00%

60 ngày 1,35%

90 ngày 1,70%

Như vậy, sau khi thực hiện bán giao ngay ngoại tệ cho ngân hàng Nhà Nước để lấy VND đồng thời mua kỳ hạn 7 ngày lượng ngoại tệ đó thì ngân hàng phải bỏ ra chi phí là 0.8% trên tổng lượng ngoại tệ giao dịch với tỷ giá lúc ký hợp đồng hoán đổi. Tương tự, các mức phí cho giao dịch hoán đổi kỳ hạn 15 ngày là 0.85%, 30 ngày là 1.00%, 60 ngày là 1.35% và 90 ngày là 1.70%. Với mức phí cao như vậy, ngân hàng chỉ thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng Nhà Nước khi thực sự cần thiết.

Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cách xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, đó cũng chính là cách xác định tỷ giá kỳ hạn có cùng kỳ hạn. Tỷ giá hoán đổi luôn cao hơn rất nhiều so với chênh lệch tỷ giá giao ngay có cùng kỳ hạn. Kỳ hạn của giao dịch hoán đổi càng dài thì chênh lệch giữa tỷ giá hoán đổi và mức biến động tỷ giá giao ngay cùng thời kỳ càng lớn, xu thế này chỉ khuyến khích giao dịch một chiều là mua giao ngay và bán kỳ hạn ngoại tệ để kiếm chênh lệch, do đó ngân hàng chưa thực hiện giao dịch hoán đổi với các doanh nghiệp.

Việc áp dụng giao dịch hoán đổi đã giúp ngân hàng kiểm soát tốt nguồn vốn khả dụng, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn VND tạm thời, từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Nhưng do sự hạn chế của ngân hàng Nhà Nước về đối tượng sử dụng và cách tính tỷ giá chưa phù hợp nên từ khi ra đời đến nay

đã hơn 9 năm mà thị trường hoán đổi ngoại tệ vẫn chưa phát triển mạnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phái sinh ở các ngân hàng thương mại tại Tp.HCM pdf (Trang 54 - 58)