Ứng dụng các công cụ phái sinh và doanh số giao dịc hở các ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phái sinh ở các ngân hàng thương mại tại Tp.HCM pdf (Trang 35 - 41)

hàng trên thế giới

1.6.1. Aùp dụng các sản phẩm phái sinh trong việc quản lý dự trữ

ngoại hối (Kinh nghiệm của NHTW Pháp)

Ở Pháp, ngân hàng trung ương đã sử dụng các công cụ tài chính phái sinh này trong việc quản lý quỹ dự trữ ngoại hối.

* .Khái quát về tổ chức quản lý dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng trung ương Pháp:

Tại Ngân hàng trung ương Pháp, cơ cấu tổ chức của cơ quan này bao gồm: (i) Đứng đầu là tổng giám đốc phụ trách toàn bộ hoạt động; (ii) Bên cạnh đó là một bộ phận giúp quản lý rủi ro; (iii) Dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc là các bộ phận Xây dựng chính sách tiền tệ, Danh mục đầu tư ngoại hối và đồng Euro và Nhóm quản lý dự trữ. Trong bộ phận quản lý dự trữ ngoại hối bao gồm: Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Pháp và quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Châu Aâu.

Quy trình ra quyết định liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối như sau: - Uỷ ban quản lý tài sản có-tài sản nợ: Họp 2 lần/1 năm

- Uỷ ban quản lý rủi ro: Họp 12 lần/1 năm

- Uỷ ban đầu tư: Quyết định các chiến lược đầu tư, 12 lần/1năm - Các Trưởng nhóm đầu tư: Chịu trách nhiệm thực hiện.

Đối với việc quản lý dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương, việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức mang tính lựa chọn đối với đầu tư tài sản ngoại hối như tiền mặt, chứng khoán, và các công cụ đầu tư khác. Các mức thu nhập và rủi ro sẽ được xác định trên cơ sở trung hạn và theo các quy định, nguyên tắc về hạch toán kế toán. Trong quá trình quản lý sẽ áp dụng so sánh với tiêu chuẩn, định mức chuẩn và được đánh giá theo giá trị tuyệt đối và giá trị tiêu chuẩn.

Các công cụ đầu tư được áp dụng liên quan việc quản lý dự trữ ngoại hối bao gồm: Chứng khoán của các chính phủ nước ngoài (trái phiếu Kho bạc Mỹ...), các công cụ của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS, các công cụ sinh lời (của chính phủ Mỹ và các tổ chức đa quốc gia), công cụ repo, cho vay, áp dụng các công cụ giao dịch phái sinh.

* Áp dụng các công cụ phái sinh trong quản lý dự trữ ngoại hối:

Tại Ngân hàng trung ương Pháp áp dụng các công cụ giao dịch phái sinh sau: - Các hợp đồng với Cục Dự trữ liên bang Mỹ (với thời hạn 30 ngày). Giao dịch đô la Châu âu (90 ngày), Các hợp đồng 2, 5, 10 và 30 năm, Các hợp đồng Euroyen (90 ngày), Hợp đồng JGB (10 năm), Giao dịch lãi suất Châu âu Euribor Bobl và Schatz, Bund (10 năm), Giao dịch đồng Bảng Anh.

Việc áp dụng công cụ phái sinh trong quản lý dự trữ ngoại hối gồm

các hình thức sau:

- Cố định mức lợi tức cho vay hoặc chi phí đi vay trong các hợp đồng đi vay bằng các hợp đồng tương lai.

- Cân bằng lại trạng thái tiền mặt bằng các hợp đồng tương lai vì các hợp đồng tương lai đôi khi mang lại tính thanh khoản cao, chi phí thấp hơn và các hợp đồng tương lai này thường được sử dụng để cân bằng lại trạng thái theo tiêu chuẩn, định mức chuẩn.

- Cân bằng lại trạng thái đầu tư chứng khoán bằng cách tạo ra các công cụ tổng hợp.

- Kinh doanh chênh lệch giá với các giao dịch tương lai, kinh doanh giá dựa trên đường ED, FF, sử dụng IRS.

1.6.2. Doanh số giao dịch các công cụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại trên thế giới

Trên thế giới nói chung và các nước phát triển nói riêng, thị trường công cụ phái sinh phát triển rất mạnh. Bên cạnh những vai trò của công cụ phái sinh nhằm để phòng ngừa rủi ro thì ở các nước phát triển, các công cụ này như là một kênh đầu tư của các ngân hàng. Nên doanh số thu được ngày càng tăng trưởng qua các năm.

Bảng 1.4. Doanh số các giao dịch sản phẩm phái sinh ở các ngân hàng

thương mại trên thế giới:

2005 2006 2007 2008 31/03/2009 Furture- Forward 12,049 14,877 18,967 22,512 23,579 Swaps 64,738 81,328 103,090 131,706 133,862 Options 18,869 26,275 27,728 30,267 29,916 Credit Derivatives 5,822 9,019 15,861 15,897 14,607 Total 101,478 131,499 165,645 200,382 201,964

( Nguồn từ: Office of the Comptroller of the Currency (OCC), Report on Bank Trading and Derivatives Activities)

Ở Việt Nam, các công cụ phái sinh này còn rất mới, mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam và được ngân hàng Nhà Nước cho phép thực hiện ở một số ngân hàng nhưng từ năm 1997 đến nay doanh số giao dịch lại không đáng kể. Nhưng trên thế giới các công cụ này phát triển rất mạnh, thậm chí, chính những công cụ này là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng nền kinh tế thế giới.

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2005 2007 31/03/2009 Forward - Future Swaps Option Credit Derivatives

Hình 1.7 : Doanh số giao dịch theo từng loại sản phẩm phái sinh trên các ngân hàng thương mại trên thế giới

Nếu tính doanh số dựa trên từng đối tượng mà sử dụng các công cụ phái sinh như : lãi suất, ngoại tệ, chứng khoán, các hàng hóa khác, tín dụng thì doanh số đối với công cụ phái sinh về lãi suất chiếm tỷ trọng hơn cả đặc biệt là hoán đổi lãi suất vì công cụ này giúp cho các công ty nhất là đối với các công ty đa quốc gia quản lý được dòng tiền của công ty mình trong dài hạn.

83.90% 7.20% 0.60% 1.10% 7.40% Interest rate 83,9% Forgien Exchange 7.40% Equity 1,1% Commodity 0,6% Credit derivative 7,20%

Hình 1.8: Tỷ lệ % các đối tượng áp dụng công cụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại trên thế giới

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

…****….

Tài chính là một trong những lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn đang phát triển như hiện nay thì sự mở rộng và phát triển lĩnh vực này là điều cần thiết và đáng quan tâm. Và để góp phần chung vào sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam là sự ra đời của những công cụ tài chính phái sinh.

Đây là những công cụ tài chính mới và hiện đại đối với nước ta nhưng những công cụ này lại rất phổ biến trên thế giới đăïc biệt là ở các nước phát triển. Vì vậy, Việt Nam chúng ta phải có chiến lược đầu tư để phát triển các sản phẩm này. Trước khi triển khai đưa vào sử dụng, chúng ta cũng cần tìm hiểu qua về những công cụ này. Và xem đối với thế giới, những công cụ này phát triển như thế nào ?

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH CÔNG CỤ PHÁI SINH Ở CÁC NGÂN HAØNG THƯƠNG MẠI TẠI TP. HCM 2.1. Vị trí của Tp.HCM trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Tp.HCM đã và đang tự khẳng định là một trung tâm nhiều chức năng: kinh tế, thương mại, tài chính, giao lưu quốc tế, khoa học, văn hóa... của khu vực Nam Bộ và cả nước. Theo hướng phát triển hiện nay, thì Tp.HCM đang và sẽ là "hạt nhân" của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) đồng thời vẫn là một đô thị lớn nhất trong "chùm đô thị" sẽ hình thành theo trục Tp.HCM - Vũng Tàu trong 15 - 20 năm tới. Chùm đô thị này, không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta, mà còn có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với các đô thị khác ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Cho đến năm 2020, Tp.HCM vẫn là một trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước, xét về phương diện tỷ trọng, mặc dù trong thời kỳ này sẽ hình thành nhiều khu công nghiệp lớn khác trong cả nước. Các khu công nghiệp tập trung được hình thành trên địa bàn của 6 huyện ngoại thành hiện nay sẽ tiếp tục củng cố vai trò trung tâm công nghiệp của Tp.HCM. Tuy nhiên, vai trò này sẽ giảm dần ở thời kỳ sau năm 2020, khi các khu công nghiệp khác của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu) và quá trình công nghiệp hóa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt bước phát triển đáng kể.

Cho đến năm 2020, vai trò trung tâm thương mại - dịch vụ, đầu mối giao lưu quốc tế đối với khu vực và cả nước vẫn chưa có nơi nào vượt được vị thế của Tp.HCM. Nhưng khác với công nghiệp, ngành thương mại - dịch vụ của Tp.HCM ngày càng có vị trí quan trọng hơn trong quá trình công nghiệp hóa

toàn khu vực. Tốc độ công nghiệp hóa cả khu vực Nam bộ càng nhanh, thì vai trò trung tâm thương mại - dịch vụ của Tp.HCM càng quan trọng, chứ không bị chia sẻ bớt.

Cơ cấu kinh tế Tp.HCM sẽ là một bộ phận cấu thành chỉnh thể nền kinh tế cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, mà ở đó các ngành công nghệ kỹ thuật cao, các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn; các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và giao thông quốc tế sẽ có vị trí ưu thế trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Tp.HCM sẽ trở thành một trung tâm tài chính và thương mại của các nước ASEAN sau năm 2020.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phái sinh ở các ngân hàng thương mại tại Tp.HCM pdf (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)