Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt kim Thăng Long

Một phần của tài liệu 208 Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dệt kim Thăng Long (77tr) (Trang 26 - 36)

1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty dệt kim Thăng Long đợc thành lập vào tháng 2- 1982 trên cơ sở sát nhập hai xí nghiệp: Xí nghiệp dệt Cự Doanh và Xí nghiệp may mặc Hà Nội do sở công nghiệp và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định.

Công ty dệt kim Thăng Long là doanh nghiệp nhà nớc trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội có đầy đủ t cách pháp nhân, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập.

Để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đầy khó khăn và thử thách.

∗) Giai đoạn những năm 1950:

Trong những năm này, cũng nh nhiều cơ sở sản xuất khác đang tồn tại trong nền kinh tế bị thực dân Pháp đô hộ, công ty lúc đó là một cơ sở sản xuất t nhân do nhà t sản Nguyễn Văn Căn làm chủ. Cơ sở sản xuất đặt tại phố Hàng Quạt- Hà Nội.

Những cuộc chiến tranh liên tiếp xảy ra đã làm ảnh hởng lớn đến nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất nói riêng. Các nhà sản xuất đứng trớc nhiều khó khăn về nguyên liệu và yếu tố đầu vào khác nên quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, sản xuất chỉ mang tính thời vụ. Bên cạnh những khó khăn đó là những bất lợi về thời tiết, về kho tàng bảo quản nên chất lợng sản phẩm ngày càng kém.

Trớc những thử thách đó, cơ sở sản xuất dệt kim của nhà t sản Nguyễn Văn Can vẫn đợc duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống cho anh em công nhân.

∗) Giai đoạn từ năm 1959 đến tháng 6 năm 1982.

Tháng 2-1959, theo đờng lối chính sách của Đảng và Nhà nớc với chủ trơng chuyển đổi mọi loại hình, thành phần kinh tế thành công ty thơng nghiệp với hình thức công ty hợp doanh, cơ sở sản xuất dệt kim đã bớc sang một giai đoạn mới có

sự hỗ trợ đầu t cũng nh sự tham gia của nhà nớc về quy mô và hình thức sản xuất. Công ty đổi tên thành Xí nghiệp dệt Cự Doanh.

Sau khi thành lập, công ty đã có sự thay đổi nhanh chóng về bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất và các bớc quy trình công việc sản xuất cũng nh quy mô mặt bằng sản xuất.Trụ sở chính của công ty đặt tại phố Hàng Quạt với dây chuyền sản xuất dệt may. Cơ sở 2 đặt tại phố Trần Quý Cáp với nhiệm vụ tổng hợp sản xuất. Nhờ vào hai cơ sở sản xuất, công ty đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Số lợng sản phẩm tiêu thụ ngày càng cao với chủng loại phong phú.

∗) Giai đoạn từ tháng 7 năm 1982 đến năm 1986:

Trong thời kì này xuất phát từ thực tế khách quan là các xí nghiệp dệt may thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất nên sau nhiều lần hội thảo cân nhắc,UBND thành phố Hà Nội đã sát nhập xí nghiệp dệt Cự Doanh với xí nghiệp may mặc Hà Nội thành công ty dệt may Thăng Long. Quyết định này xuất phát từ mối quan hệ giữa hai xí nghiệp về nguyên vật liệu, thành phẩm, thị trờng… và thành phẩm của ngành dệt là đối tợng chế biến tiếp theo của ngành may.

∗) Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:

Trong thời kỳ này, nền kinh tế nớc ta đang chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trờng có sự quản lí của nhà nớc, do vậy nhà nớc cũng có sự thay đổi về phơng thức quản lí đợc thể hiện trong quyết định số 217/HĐBT của hội đồng Bộ Trởng (nay là Thủ Tớng chính phủ).Từ đó mọi hoạt động của các doanh nghiệp cũng thay đổi theo, các doanh nghiệp đều tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hoạt động trong điều kiện thuận lợi đó, công ty dệt kim Thăng Long đã thu đợc những kết quả rất khả quan. Thời kì 1991 – 1992 là thời kì hng thịnh nhất của công ty, đặc biệt trong quan hệ kinh doanh với các bạn hàng Đông Âu. Lúc đó theo nghị định th kí kết giữa chính phủ ta và chính phủ Tiệp Khắc (cũ), toàn bộ sản phẩm của công ty đã đợc tiêu thụ trọn gói sang Tiệp Khắc (cũ). Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và liên tục đạt từ 10 – 13 tỷ đồng, năm cao nhất là 21 tỷ đồng. Công ty đã tạo đợc công ăn việc làm cho trên 2200 công nhân với mức thu nhập ổn định là 400.000 - 500.000 đồng.

Nhng đến năm 1992 khi Đông Âu sụp đổ, công ty đã gặp nhiều khó khăn lớn trong việc tìm kiếm thị trờng tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời công ty lại phải đối mặt với những thách thức mới nh thiếu nguyên vật liệu, máy móc nhà xởng lạc hậu, cơ sở hạ tầng xuống cấp, đội ngũ công nhân d thừa. Trong khi đó sản phẩm sản xuất ra với giá thành cao, hình thức mẫu mã cha phù hợp và phong phú. Đứng trớc tình hình đó công ty đã cố gắng tìm cách vợt qua những khó khăn để đảm bảo cho quá trình sản xuất đợc duy trì.

Tất cả những gì mà công ty dệt Kim Thăng Long đã đạt đợc nh ngày hôm nay là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của ban Giám Đốc và cán bộ cán bộ công nhân viên toàn công ty. Để đứng vững và phát triển, công ty dệt Thăng Long đã xây dựng một bộ máy quản lý tinh gọn, đội ngũ cán bộ công nhân đợc sàng lọc đào tạo đủ trình độ, cùng với ý chí không ngừng chủ động sáng tạo trong sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, áp dụng những biện pháp quản lí tiên tiến, thay đổi mẫu và sản phẩm Giờ đây công ty đã tìm đ… ợc những đối tác làm ăn lớn trong khu vực, đầu t thêm trang thiết bị tiên tiến của Nhật và thành lập tổ chuyên nghiên cứu thị trờng trong và ngoài nớc, công ty đã mạnh dạn vững bớc trên con đờng kinh doanh và ngày càng phát triển.

Đánh giá tình hình phát triển của công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính tổng quát nh sau.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2000

Năm 2001

Năm 2002

Tổng doanh thu Triệu đồng 6.798 9.424 11308

Tổng số công nhân Ngời 626 625 625

Thu nhập bình quân Nghìn đồng 520 550 600

Lợi nhuận thực hiện Triệu đồng 320 416 624

2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1. Chức năng cơ bản của công ty dệt Thăng Long.

Chức năng cơ bản của công ty dệt kim Thăng Long là sản xuất các loại vải quần áo bằng vải dệt kim phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nớc. Để thực hiện tốt chức năng đó, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau.

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đợc giao, tạo ra công ăn việc làm cho công nhân viên, đóng góp cho ngân sách nhà nớc.

+ Đẩy mạnh đầu t đổi mới thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lợng sản phẩm.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ quản lý của nhà nớc và các cơ quan quản lý cấp trên.

2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Sản phẩm của công ty dệt kim Thăng Long chủ yếu là các loại quần áo có kiểu cách, chủng loại, kích cỡ khác nhau: áo T –shirt, quần áo thể thao nhằm… đáp ứng nhu cầu về mặc của mọi đối tợng, mọi tầng lớp trong xã hội. Chính vì thế mà sản phẩm sản xuất ra cần phải có mẫu mã phù hợp với sở thích của ngời tiêu dùng.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của ngời tiêu dùng, công ty chủ yếu tập trung vào các loại mặt hàng sau:

- Hàng nội địa (quần áo các loại): là sản phẩm mà công ty sản xuất ra rồi đem tiêu thụ nhiều trong nớc.

- Hàng xuất khẩu (hàng gia công và hàng bán ra): là những sản phẩm mà công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các công ty nớc ngoài.

Những mặt hàng trên có thể đợc sản xuất bằng nguyên vật liệu của khách hàng nhng cũng có thể do doanh nghiệp tự cung cấp lấy. Sau khi sản xuất ra thành phẩm thì giao lại cho khách hàng rồi thu lại số tiền mà doanh nghiệp đã bán sản phẩm đó theo hợp đồng.

Về chủng loại: Mặt hàng của công ty rất đa dạng phong phú, mỗi loại có kiểu dáng kích thớc khác nhau theo thị hiếu của ngời tiêu dùng. Nhờ đặc điểm này mà công tác tiêu thụ của công ty ngày càng thực hiện tốt hơn.

Về số lợng sản phẩm sản xuất: công ty chủ yếu căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã kí kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu thị trờng trong từng thời kì.

Về chất lợng: Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao đã đòi hỏi chất lợng sản phẩm phải không ngừng nâng lên. Công ty đã đầu t công nghệ nh bộ phận kiểm tra chất lợng sản phẩm(KCS) để kiểm tra đánh giá sản phẩm của mình và chỉ nhập kho những sản phẩm đạt chất lợng theo tiêu chuẩn.

3.1 Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của sản xuất

∗) Tổ chức sản xuất:

Để phù hợp tình hình hoạt động sản xuất và nâng cao chất lợng sản phẩm cơ cấu sản xuất của công ty ngày càng đợc hoàn thiện hơn, công ty đã sát nhập hai phân xởng cắt may. Nhờ đó bộ máy quản lý đợc tinh gọn và công tác sản xuất đợc thuận lợi hơn. Công ty có ba phân xởng sản xuất chính là phân xởng dệt, phân x- ởng tẩy nhuộm và phân xởng cắt may. Mỗi phân xởng có một quản đốc, tuỳ thuộc vào đặc tính của sản xuất và khối lợng công việc mà có thêm hai hoặc ba chuyên viên kĩ thuật giúp việc cho quản đốc.

∗) Quy trình công nghệ sản xuất: Là quá trình khép kín gồm các giai đoạn đợc minh hoạ qua sơ đồ

Sơ đồ 3.1.2 : quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

3.2- Đặc điểm tổ chức của công ty.

Bộ máy quản lý lãnh đạo của công ty dệt kim Thăng Long giờ đây đợc tổ chức gọn nhẹ , khoa học nhng không hề làm giảm tính hiệu quả trong điều hành công việc. Bộ máy lãnh đạo của công ty đã xác dịnh rõ chức năng nhiệm vụ của mình cũng nh xác định mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng, các phân xởng

Là và đóng gói Kho thành phẩm Kiểm tra thành

phẩm

Guồng đảo sợi Dệt vải Nguyên vật liệu

Mạng sợi Kiểm tra vải dệt Kho vải mộc

Tẩy bằng hoá

chất Giặt sạch

Nấu vải

Sấy khô Vắt li tâm Cán nguội

Cán nóng Kho vải trắng Kiểm tra vải

Kho bán thành

phẩm Cắt quần áo

sản xuất đảm bảo sự quản lý thông suốt, sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận khác. Bộ máy quản lý của công ty đợc thể hiện qua sơ đồ

Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý của công ty dệt kim Thăng Long

Bộ máy quản lý của công ty đợc sắp xếp khoa học gọn nhẹ và có khả năng bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Giám đốc điều hành chung toàn công ty với sự giúp đỡ của hai phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ.

+ Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các kế hoạch trong sản xuất chịu trách nhiệm về kỹ thuật và quá trình sản xuất sản phẩm của công ty, phụ trách xem xét điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Phòng kế hoạch sẽ gửi bản kế hoạch sản xuất cho Phó giám đốc sẽ họp bàn đa ra các ý kiến điều chỉnh lại đảm bảo kế hoạch sản xuất đợc thực hiện đúng thời gian, yêu cầu Phó giám đốc kĩ thuật trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật KCS và các phân xởng sản xuất.

+ Phó giám đốc hành chính phụ trách về mặt nhân sự cũng nh đời sống của công nhân lao động đồng thời bao quát điều chỉnh về lao động và trả lơng trong công ty. Phòng tổ chức hành chính và bảo vệ y tế chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính Giám đốc Phó GĐ tổ chức Phó GĐ kỹ thuật Phòng bảo

vệ, y tế vật tư, thị trườngPhòng kế hoạch Phòngtài vụ thuật KCSPhòng kỹ

P.xưởng cắt

+ Phòng kế hoạch, vật t, thị trờng có nhiệm vụ lập các phơng án kinh doanh giúp Giám đốc và các Phó giám đốc có phơng án, kế hoạch thực hiện các hợp đồng kinh doanh và cũng nh việc đề ra phơng án sản xuất kinh doanh, cung ứng vật liệu cho các phân xởng sản xuất đồng thời có nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật quy trình công nghệ, tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, xây dựng kế hoạch sản xuất và thiết kế làm thử, định hình mặt hàng xuất khẩu.

+ Phòng tài vụ có nhiệm vụ hoạch toán theo dõi các khoản thu chi tài chính để phản ánh vào các tài khoản có liên quan, theo dõi sự hình thành, biến động của tài sản, nguồn vốn trong công ty, hạch toán các khoản chi phí sản xuất và các chi phí khác nh chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất doanh nghiệp Trên cơ sở… đó kế toán xác định giá thành sản xuất và xác định kết quả kinh doanh của công ty. Đồng thời sau một thời gian quy định kế toán lập các báo cáo tài chính gửi giám đốc tạo điều kiện thuận lợi giúp cho ban lãnh đạo công ty đề ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện để phòng kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

+ Phòng tổ KCS có trách nhiệm kiểm tra chất lợng của sản phẩm xem có phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng hay không. Phòng KCS của công ty luôn thực hiện đúng chức năng của mình là kiểm tra chất lợng sản phẩm sao cho sản phẩm đạt đợc độ bền, độ co giãn, màu sắc đẹp và không phai.

+ Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý về mặt lao động và trả l- ơng cho công ty, dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch sản xuất theo hợp đồng phù hợp với trình độ tay nghề, sức lao động hiện có. Đồng thời phòng còn có nhiệm vụ tiếp khách, đóng dấu trang bị đồ dùng hành chính cho các phòng ban và cho toàn công ty.

+ Phòng bảo vệ, y tế có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ an ninh nội bộ, phòng cháy chữa cháy và đảm nhận việc tổ chức khám sức khoẻ chữa bệnh cho các cán bộ công nhân viên.

3.3 Tổ chức công tác kế toán

Hiện nay, bộ máy quyết toán của công ty dệt kim Thăng Long đợc tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán đợc thực hiện tập trung

tại phòng kế toán tài vụ của công ty, tại các cửa hàng và trụ sở nhân viên làm nhiệm vụ, thu thập kiểm tra và định kỳ chuyển về phòng tài vụ.

• Hình thức tổ chức bộ máy kế toán

Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, với hệ thống sổ sách khá đầy đủ và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các ngành kinh tế quốc dân theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ Trởng bộ Tài chính. Phơng pháp kế toán mà công ty áp dụng là phơng pháp kê khai thờng xuyên..

• Các phơng pháp kế toán áp dụng: - Kế toán tài sản: phơng pháp tuyến tính - Nguyên tắc đánh giá tài sản: theo giá thực tế

- Kế toán hàng tồn kho: nguyên tắc đánh giá theo phơng pháp bình quân gia quyền

- Phơng pháp hạch toán hàng tồn kho: phơng pháp kê khai thờng xuyên.

Một phần của tài liệu 208 Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dệt kim Thăng Long (77tr) (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w