Phương pháp đo đường kính giếng khoan

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết các phương pháp địa vật lý giếng khoan và áp dụng xác định tổng độ khoáng hóa của nước dưới đất và ranh giới mặn nhạt của tầng Pliocen dưới theo tài liệu địa vật lý giếng khoan ở thành phố Cà Mau (Trang 52 - 54)

Đường kính giếng khoan là một tham số thể hiện dặc tính cơ học rất quan trọng, mặt khác nó lại là số liệu dùng để hiệu chỉnh các số liệu đo của các phương pháp địa vật lý giếng khoan khác nhau khi xử lý tài liệu.

Đo đường kính lỗ khoan nhằm:

 Tính thể tích không gian sau ống chống, từ đó tính lượng xi măng cần thiết để trám thành lỗ khoan.

53

 Xác định các đoạn trong lỗ khoan thuận lợi nhất để đặt chân ống chống hoặc ống thí nghiệm.

 Có số liệu đường kính lỗ khoan để hiệu chỉnh và phân tích tài liệu ĐVLGK như phóng xạ lỗ khoan, điện trở và SP.

2.3.1.Sơđồ nguyên tắc của phép đo

Hình 2.13. Sơ đồ nguyên tắc đo đường kính giếng

Phép đo đường kính được thực hiện bằng các cặp càng. Các càng trong cặp được đặt đối diện nhau qua trục máy giếng, khi thả tới đáy giếng các cặp càng này tỳ vào thành giếng. Từ đây khi kéo lên miệng giếng để thực hiện phép đo thì độ mở rộng ra, hay khép vào của mỗi cặp càng đều phụ thuộc vào đường kính của giếng rộng hay hẹp. Sự thay đổi đường kính giếng làm cho một điểm tiếp xúc trượt chạy dẫn đến sự thay đổi điện trở của thế điện kế.

Bằng cách chuẩn đơn giản ta dễ dàng lập đươc mối quan hệ phụ thuộc giữa những thay đổi của đường kính giếng với chỉ thị của phép đo trên điện thế kế. Có nhiều zond đo có thể gắn trên các càng của máy đo đường kính để đo đồng thời. Nhờ hai cặp càng đo vuông góc với nhau và bộ định tâm gắn ở dầu máy nên thiết bị có thể đo chính

54

xác đường kính giếng trên hai mặt phẳng vuông góc giao nhau theo trục giếng d1 và d2. Nếu d1= d2 là giếng tròn, còn d1 khác d2 giếng oval.

2.3.2.Các yếu tốảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất lên giá trị đường kính của giếng là:

 Thành phần thạch học vì một số đá có thể:

 Hòa tan trong dung dịch khoan.

 Trở nên bở rời, trương nở dẫn đến bị xói lở khi tiếp xúc với dung dịch khoan ở dòng đối lưu sinh ra sập lở thành giếng.

 Đất đá bị co ngót trong trường hợp đó giếng khoan cũng sẽ rộng ra.

 Kiến trúc và cấu trúc của đá. Các lớp đất đá trong lát cắt có độ rỗng và có khả năng thấm , dưới áp lực của cột dung dịch filtrat thấm qua thành giếng để lại trên đó một lớp vỏ sét, chiều dày tới hàng chục milimet. Trong trường hợp đó đường kính của giếng nhỏ lại, có khi nhỏ hơn cả đường kính danh định. Đây là dấu hiệu của vỉa thấm lát cắt lục nguyên .

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết các phương pháp địa vật lý giếng khoan và áp dụng xác định tổng độ khoáng hóa của nước dưới đất và ranh giới mặn nhạt của tầng Pliocen dưới theo tài liệu địa vật lý giếng khoan ở thành phố Cà Mau (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)