Giá trị SP đo được trong lỗ khoan bị ảnh hưởng bởi chiều dày của lớp, điện trở suất của lớp, đường kính thấm nhiễm, đường kính lỗ khoan, lượng sét và quan trọng nhất là Rmf và Rw.
Bề dày của lớp:
Đối với các vỉa mỏng (bề dày < 10 feet), thiết bị đo SP trong lỗ khoan sẽ ghi các giá trị nhỏ hơn khi dùng SSP (Hình 2.12b). Tuy nhiên, đường cong SP được hiệu chỉnh bằng đồ thị, từ đó kết quả về bề dày của lớp được xác định. Thông thường đường cong SP có hình dạng rõ ràng và SP được hiệu chỉnh tương ứng với bề dày của lớp.
50
a) b)
Hình 2.12. Ví dụ về độ lệch SP từ đường cong sét đặc trưng.
Hình 2.12a – Độ lệch SP tương ứng với các loại điện trở suất khác nhau: nước lọc mùn ( Rmf), nước vỉa ( Rw). Trong đó giá trị điện trở suất của nước lọc mùn bằng điện trở suất của nước vỉa thì không có độ lệch âm hoặc dương từ đường cong sét đặc trưng.
Nếu Rmf > Rw đường SP lệch về phía tay trái của đường sét cơ sở ( độ lệch âm).
Nếu Rmf >> Rw thì độ lệch cũng tỷ lệ với độ lớn.
Nếu Rmf < Rw đường SP lệch về phía bên phải từ đường sét cơ sở (độ lệch dương).
Hình 2.12b – SP lệch đi khi Rmf >> Rw, SSP tại điểm cao nhất của đồ thị thì lệch về phía dương, lớn nhất trong các lớp dày, không chứa sét và tầng cát chứa nước (cát
51
ẩm), và được xác định bằng tỷ số Rmf/ Rw tất cả các độ lệch khác nhỏ và mang tính chất tương đối.
SSP là sự phản hồi của đường SP do sự có mặt của các lớp mỏng hoặc khí. PSP (điện trường tự nhiên giả tĩnh) là sự phản hồi của đường SP nếu sét có mặt.
Điện trở suất của lớp: điện trở suất cao hơn sẽ làm giảm biên độ của đường cong SP.
Lỗ khoan và sự thấm nhiễm: ảnh hường của sự thay đổi đường kính lỗ khoan và sự thấm nhiễm trong khi đo là rất nhỏ, có thể bỏ qua.
Hàm lượng sét.
Sự hiện diện của sét trong tầng thấm làm giảm độ lệch của SP. Trong đới chứa nước, độ giảm của điện trường tự nhiên tỉ lệ với lượng sét có trong vỉa. Trong đới dầu, độ giảm SP lớn hơn tác động của thể tích sét gọi là “sự hạn chế HC – hydrocarbon, supperssion”.
Giá trị đo SP trong sét ít thay đổi, có dạng một đường thẳng và gọi là đường sét cơ sở. Độ lệch của đường cong SP được ghi nhận từ đường cơ sở của sét. Vùng thấm là vùng có đường cong SP lệch khỏi đường sét cơ sở. Ví dụ, nếu đường cong SP lệch về phía bên trái (độ lệch âm: Rmf>Rw) hoặc lệch về phía bên phải (độ lệch dương: Rmf<Rw) so với đường sét cơ sở thì nơi có đới thấm. Ranh giới của tầng thấm được xác định bởi điểm lệch từ đường cơ sở sét. Khi đo qua tầng không thấm hoặc tầng thấm (Rmf = RW) thì đường cong SP không lệch so với đường sét cơ sở. Bởi vì độ lớn của trường SP phụ thuộc và sự khác nhau giữa điện trở suất của nước lọc mùn (Rmf) và điện trở suất của nước vỉa (RW) nên không thể xác định được độ thấm chung của đất đá.
52