Đánh giá công tác phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VP Bank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 61)

5. Nội dung nghiê nc ứu:

2.5Đánh giá công tác phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank

2.5.1 Trước khi phát hành thư tín dụng nhập khẩu:

Khi nhận được yêu cầu phát hành thư tín dụng (trả ngay, trả chậm), VPBank sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ sau:

- Giấy đề nghị bán ngoại tệ (dùng để mua ngoại tệ ký quỹ) - Giấy đề nghị phát hành thư tín dụng

- Hợp đồng mua bán

- Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất - Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu - Tài sản đảm bảo (đối với thư tín dụng trả chậm)

- Đề nghị vay trả nợ nước ngoài nếu thư tín dụng có thời hạn hiệu lực trên 1 năm (thư tín dụng trả chậm)

- Hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng vay vốn để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc cầm cố lô hàng nhập khẩu đểthanh toán)

Khi nhận được các chứng từ trên, VPBank sẽ tiến hành thẩm định khách hàng: - Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: dựa trên báo cáo tài chính để xác định lãi lỗ, cơ cấu vốn nhất là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay hàng tồn kho, lưu chuyển dòng tiền…

- Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu:giấy phép nhập khẩu (nếu mặt hàng yêu cầu có giấy phép), lợi nhuận, giá cả so với giá thị trường, ảnh hưởng đối với môi trường, thị trường tiêu thụ, mục đích sử dụng…

- Tài sản đảm bảo (tối đa 70% trị giá thư tín dụng): đảm bảo vốn gốc và lãi cùng những chi phí phát sinh nếu phải xử lý tài sản để thu hồi nợ.

- Thông tin nợ của khách hàng tại trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC).

Từcác thông tin trên, cán bộ tín dụng sẽ tính điểm hệ số tín dụng (A+, A-, A, B+, B-, B, C) và đây là cơ sở để phát hành thư tín dụng. Nếu điểm C hoặc khách hàng

có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác thì cán bộ tín dụng sẽ thông báokhách hàng từ chối phát hành thư tín dụng. Mặt khác, việc thẩm định những doanh nghiệp mới thành lậpsẽ gặp khó khăn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp mới thành lập không có báo cáo tài chính và thông tin tại CIC. Do đó, việc thẩm định doanh nghiệp mới hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó.

2.5.2 Khi nhận được bộ chứng từ hàng nhập khẩu:

- Kiểm tra chứng từ qua 2 tay: nhân viên, trưởng phòng (kiểm soát viên) để xác định tình trạng của bộ chứng từ theo UCP600 trước khi thông báo cho khách hàng. - Nếu bộ chứng từ hợp lệ, thông báo cho khách hàng và yêu cầu khách hàng nộp tiền trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo.

- Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, thông báo cho khách hàng và đề nghị khách hàng cho ý kiến về tình trạng bộ chứng từ. Nếu khách hàng đồng ý bất hợp lệ bằng văn bản, yêu cầu khách hàng nộp tiền để thanh toán. Nếu khách hàng từ chối bất hợp lệ bằng văn bản thì tiến hành thông báo từ chối thanh toán cho ngân hàng xuất trình trong vòng 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ. Trong thông báo từ chối thanh toán nêu rõ những bất hợp lệ và chờ ý kiến của ngân hàng xuất trình. Trong trường hợp ngân hàng xuất trình bác bỏ các điểm bất hợp lệ của VPBank phù hợp với UCP600, ISBP681 và khách hàng từ chối thanh toán, VPBank phải chịu trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng xuất trình.

2.5.3 Thanh toán chứng từhàng nhập khẩu:

- Nếu bộ chứng từ hợp lệ và khách hàng nộp tiền thì thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ.

- Nếu bộ chứng từ hợp lệ và khách hàng chưa nộp tiền trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi thông báo có chứng từ thì tiến hành cho vay bắt buộc cầm cố lô hàng thanh toán cho nước ngoài.

- Nếu việc thanh toán dựa trên vốn vay cầm cố lô hàng thì cán bộ tín dụng VPBank sẽ làm thủ tục nhận hàng và đưa hàng về kho trước khi giải ngân cho khách hàng. - Khi khách hàng nhận hàng xong và có tờ khai hải quan, đề nghị khách hàng gởi tờ khai hải quan bản gốc và bản sao (ngân hàng lưu) để ngân hàng xác nhận đã thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước tại thông tư 08/2003/TT-NHNN. Việc này để đảm bảo tính xác thựccủahàng hóa nhập khẩu.

2.5.4 Phát hành bảo lãnh nhận hàng:

Khi khách hàng có yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng thì VPBank sẽ yêu cầu khách hàng nộp các chứng từ sau:

- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng (theo mẫu VPBank) - Giấy đề nghị bán ngoại tệ

- Hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển (bản sao): Đây là căn cứ để VPBank phát hành trị giá thư bảo lãnh nhận hàng. Mặt khác, trước khi phát hành bảo lãnh nhận hàng VPBank phải liên lạc đại diện hãng tàuở Việt Namxem họ có chấp nhận bảo lãnh nhận hàng của VPBank phát hành không?

Khi bộ chứng từ về tới VPBank, khách hàng sẽ lấy vận đơn đường biển và hoàn trả lại thư bảo lãnh nhận hàng cho VPBank.

2.5.5 Thông báo thư tín dụng xuất khẩu:

- Khi nhận được thông báo thư tín dụng xuất khẩu từ ngân hàng thông báo thứ nhất VPBank thông báo cho khách hàng. Bởi vì ngân hàng thông báo thứ nhất đã thực hiện công việc xác định tính chân thật của thư tín dụng

- Khi nhận được thông báo thư tín dụng xuất khẩu từ ngân hàng phát hành thì VPBank có nghĩa vụ xác định tính chân thực thư tín dụng này. Nếu nhận bằng điện SWIFT MT700 thì thư tín dụng đương nhiên được xác thực. Nếu nhận bằng thư thì xác định mẫuchữ ký, testkey rồi mới thông báo cho khách hàng. Trong trường hợp VPBank không có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành thì VPBank phải thông

qua ngân hàng đại lý của mình để xác thực thư tín dụng nhận được. Trong trường hợp này, VPBank phải chịu phí xác thực của ngân hàng đại lý mà không thể thu phí của khách hàng.

- Khi khách hàng nhận thư tín dụng, VPBank sẽ tư vấn cho khách hàng những điểm sau: hiệu lực thư tín dụng, thời hạn giao hàng, chứng từ xuất trình, thời gian xuất trình…

2.5.6 Đòi tiền / chiết khấu bộ chứng từ thư tín dụng xuất khẩu:

Khi khách hàng có yêu cầu đòi tiền / chiết khấu chứng từ thư tín dụng xuất khẩu VPBank sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ sau:

- Thư tín dụng bản gốc: VPBank đóng dấu

- Đề nghị thu tiền / chiết khấu hàng xuất khẩu (theo mẫu VPBank)

- Tờ khai Hải Quan bản gốc, bản sao: để xác định có hàng xuất khẩu thực tế. - Bộ chứng từ (hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…)

Sau đó, VPBank sẽ kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, VPBank sẽ tiến hành gởi bộ chứng từ để đòi tiền. Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ, VPBank sẽ yêu cầu khách hàng sửa chứng từ cho phù hợp với thư tíndụng. Nếu chứng từ bất hợp lệ không sửa được, VPBank sẽ yêu cầu khách hàng làm văn bản cam kết “bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị VPBank gởi chứng từ. Công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán”. VPBank sẽ liệt kê bất hợp lệ trên thư đòi tiềnvà gởi chứng từ theo phương thức nhờ thu.

Đối với bộ chứng từ hợp lệ sau 5 ngày làm việc, nếu vẫn chưa nhận được tiền thanh toán, VPBank sẽ gởi điện cho ngân hàng phát hành hỏi lý do chưa thanh toán. Đối với bộ chứng từ bất hợp lệ, sau 5 ngày làm việc nếu vẫn chưa nhận được tiền thanh toán, VPBank sẽ đánh điện hỏi ngân hàng phát hành các bất hợp lệ đã được chấp nhận hay chưa.

Khi khách hàng có yêu cầu chiết khấu thì VPBank sẽ căn cứ trên tình trạng bộ chứng từ để quyết định chiết khấu. Đối với bộ chứng từ hợp lệ, tỷ lệ chiết khấu từ 95-98%, VPBank sẽ đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành (có quan hệ đại lý với VPBank không…, có quan hệ đại lý với các ngân hàng bạn của VPBank không?...). Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, VPBank ngoài đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành còn phải xét mối quan hệ của VPBank với khách hàng. Tuy nhiên, khi chiết khấu chứng từ bất hợp lệ, VPBank sẽ gặp rủi ro như đã trình bàyở trên.

Kết luận chương 2

Thông qua nội dung trình bàyở chương 2, luận văntập trung vào các vấn đề sau: - Giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của VPBank. Kế đó, luận văn trình bày tình hình hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như vị trí phương thức tín dụng chứng từtại VPBank nói riêng. Để từ đó cho thấy đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn trong các phương thức thanh toán quốc tế tại VPBank.

- Nêu ra các nhân tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng thuận lợi hoặc bất lợi cho hoạt động tín dụng chứng từ của VPBank. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu nghiên cứu những rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank. Những rủi ro này được hệ thống lại căn cứ vào kết quả điều tra khảo sát trong VPBank. Bên cạnh đó, những rủi ro này cònđược phân tích và minh họa bằng những ví dụ thực tế tại VPBank bằng nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như ở góc độ là ngân hàng phát hành, những rủi ro VPBank gặp phải là rủi ro do thiên tai, khách hàng khiếu kiện tình trạng chứng từ, phát hành thư tín dụng không đúng hợp đồng… Trái lại ở góc độ là ngân hàng xuất trình chứng từ, rủi ro VPBank gặp phải lại là rủi ro không thể thực hiện điều khoản trong thư tín dụng, khi chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ… Từ đó, xác định được những nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra những rủi ro này: trình độ nghiệp vụ, do khách hàng, thiếu kiểm tra giám sát… Sau đó, đánh giá công tác phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank. Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro và đánh giá công tác phòng chống rủi ro sẽ tạo tiền đề choviệc đề ra những giải pháp kiến nghị ở chương 3. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng góp phần hạn chế, giảm thiểu rủi ro khi thực hiện hoạt động tín dụng chứng từ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của phương thức này trong tương lai.

Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank

3.1 Mục đích xây dựng giải pháp

- Bảo vệ quyền lợi của VPBank và nâng cao năng lực phục vụ khách hàng, giảm thiểu tổn thất xuống mức thấp nhất khi xảy ra rủi ro.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh giải quyết rủi ro.

- Thể hiện trách nhiệm giữa VPBank với khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch.

- Nâng cao trình độ chuyên môn và uy tín của VPBank thông qua việc xử lý các giao dịch. Từ đó, góp phần duy trì và thu hút thêm khách hàng giao dịch cũng như phát triển quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trên thế giới.

3.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp

- Các quy định về quản lý xuất nhập khẩu, ngoại hối của chính phủ và ngân hàng nhà nước.

- Quy trình nghiệp của VPBank và tài liệu tập huấn thanh toán quốc tế của ACB. - Các tập quán quốc tế: UCP600, ISBP681…

- Các tình huống rủi ro phát sinh thực tế và nguyên nhân ảnh hưởng đến phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank.

3.3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro

3.3.1 Giải pháp ngăn ngừa người bán giao hàng không đúng hợp đồng, lậpchứng từ giả để đòi tiền chứng từ giả để đòi tiền

3.3.1.1 Mục tiêu:

- Giúpngười muabảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

- Đảm bảo uy tín của VPBank trong thanh toán trên thị trường quốc tế - VPBank có thể ngăn ngừa hành vi không trong sáng của người bán

3.3.1.2 Cách tổ chức thực hiện:

VPBank nên đề nghị người mua trong thư tín dụng phần chứng từ xuất trình nên có các nội dung sau:

- Giấy chứng nhận số lượngvà chất lượng do người bán lập vàngười mua hay đại diện của người muaký xác nhận hàng hóa được giao đúng hợp đồng.

- Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi phòng thương mại công nghiệp ở nước người bán. Việc này không những giúp người mua đảm bảo quyền lợi nhận hàng mà còn được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.

- Vận đơn do hãng tàu có văn phòng đại diện ở Việt Nam phát hành để người mua có thể xác định tính chân thật của vận đơn và tình trạng lô hàng nhập khẩu - Nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chungchung. Các chứng từ khác phải do những cơ quan đáng tin cậy phát hành. Ví dụ: Không nên yêu cầu xuất trình “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản” mà nên yêu cầu “Giấy chứng nhận xuất xứ đánh máy do phòng thương mại công nghiệp xxx phát hành 3 bản”

- Chứng từ fax advising trong đó thể hiện người bán gởi trước một bộ chứng từ bản sao đến ngườimua để kiểm tra chứng từ trước khi hàng về tới Việt Nam.

Bên cạnh đó, VPBank cần chủ động cảnh báo với người mua quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Kế đó, khi người bán xếp hàng lên tàu, VPBank khuyến cáo người mua phải giám sát, kiểm tra để đảm bảo hàng hóa được giao đầy đủ và đúng chất lượng. Cách thức này nên sử dụng với những lô hàng có trị giá > 25,000 USD hoặc người bán và người mua mới giao dịch mua bán lần đầu tiên và trị giá lô hàng >25,000 USD. Bởi vì lô hàng có giá trị < 25,000 USD sử dụng cách thức này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua khi bán lô hàng tại Việt Nam.

3.3.1.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:

Trong giải pháp VPBank chủ động đưa ra cảnh báo cho người mua phải kiểm tra, giám sát khi người bán giao hàng. Mặc dù việc này sẽ tốnchi phí của người mua: chi phí ăn ở, đi lại… nhưng đối với những lô hàng nhập khẩu có giá trị lớn (>25.000 USD) thì đây là việc cần nên làm. Bởi vì việc này giúp người mua đảm bảo quyền lợi của mình rất cao và chi phí này nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí và thời gian người mua xử lý rủi ro người bán giao hàng không đúng hợp đồng. Hơn nữa, khi chứng từ được quy định chặt chẽ và do các cơ quan tin cậy phát hành thì VPBank có thể ngăn ngừa người bán lập chứng từ giả để đòi tiền. Kế đó, mặc dù UCP600 có đề nghị không nên dẫn chiếu hợp đồng vào thư tín dụng nhưng trong một số trường hợp cần thiết phải đưa hợp đồng vào chứng từ yêu cầu. Từ đó, đây là căn cứ đểVPBank kiểm tra hàng hóa có được giao đúng hợp đồng hay không. Mục đích chính của giải pháp này là bảo vệ uy tín của VPBank trong thanh toán và giúp người mua bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

3.3.2 Giải pháp ngăn ngừa rủi ro khi phát hành bảo lãnh nhận hàng 3.3.2.1 Mục tiêu:

- Hạn chế những bất lợi cho VPBank khi phát hành bảo lãnh nhận hàng. - Giúp khách hàng nhận được hàng khi chưa có chứng từ.

3.3.2.2 Cách tổ chức thực hiện:

- Trong thực tế, rủi ro phát sinh từ việc phát hành bảo lãnh nhận hàng cũng là một vấn đề nan giảicủa VPBank khi có phát sinh tranh chấp. Để hạn chế rủi ro khi phát hành bảo lãnh, VPBank nên yêu cầu khách hàng gởi đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của VPBank, bản sao vận đơn và hóa đơn thương mại để làm

Một phần của tài liệu Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VP Bank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 61)