Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 42 - 45)

♦ Chính sách tín dụng

Trong giai đoạn 2001-2007, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong

tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến 31/12/2007, tỷ lệ này còn 2,66% so với tỷ lệ 2,44% của năm 2006 [theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (Quyết định 493)].

Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của NHNT hiện được phân bổ khá hợp lý:  Dư nợ theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10

mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của NHNT chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có mặt hàng/lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%;

 Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển.

 Mảng tín dụng bán lẻ được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư…

Tuy nhiên, yêu cầu đa dạng hóa thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ cần được tiếp tục triển khai cho năm 2008 và các năm tiếp theo.

Giai đoạn 2005-2007: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHNT thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách tín dụng trong giai đoạn này bao gồm:

 Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.

 Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả. Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng

đều, ổn định.

 Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, NHTMCP NTVN chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong năm 2008 và các năm tiếp theo (~30% cho năm 2008); đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng đã tăng ~34%.

♦ Diễn biến tăng trưởng tín dụng

Biều đồ 1: Tình hình dư nợ của NHNT 2001 - 2007

Nguồn: Báo cáo kiểm toán của NHTMCP NTVN

Nhìn vào biểu đồ trên thấy rằng: các hoạt động tín dụng cốt lõi của NH các năm gần đây đều tăng trưởng tốt. Tình hình dư nợ từ 2001-2007, tăng từ 16.476 tỉ đồng lên 90.774 tỉ đồng với các đặc điểm như sau:

Với chính sách tập trung cho các khu vực phát triển năng động về kinh tế, tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với

nhóm khách hàng DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần.

Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều đối với VND và ngoại tệ. Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w