MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 88 - 92)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.5. MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ

* Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm (CT 120).

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm; Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; Xét đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quyết định thành lập chƣơng trình "Quỹ cho vay giải quyết việc làm" đƣợc dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, đƣợc quản lý thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Đối tƣợng vay vốn là hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của ngƣời tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và hộ gia đình.

- Vốn vay đƣợc sử dụng vào việc sau:

+ Mua sắm vật tƣ, máy móc, thiết bị, mở rộng nhà xƣởng; phƣơng tiện vận tải, phƣơng tiện đánh bắt thuỷ hải sản, nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh.

+ Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Mức lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là 0.5%/tháng; riêng các đối tƣợng vay vốn là ngƣời tàn tật là 0,35%/tháng. Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi từ 15% trở lên, Bộ trƣởng Bộ Tài chính tham khảo ý kiến của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay.

* Quỹ xoá đói giảm nghèo.

- Về nguồn vốn: Hình thành quỹ xóa đói - giảm nghèo để đảm bảo vốn cho ngƣời nghèo vay, đa dạng hoá các hình thức để tạo nguồn vốn vay: Vay dân cho dân vay, đóng góp của thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, vốn tài trợ quốc tế, vốn trợ giúp của ngân sách Nhà nƣớc, tiết kiệm.

- Về mức vay: Tuỳ theo yêu cầu về sản xuất, dịch vụ và năng lực sản xuất cũng nhƣ triển vọng thanh toán của từng hộ mà cho các hộ vay với mức nhiều hay ít khác nhau, thời hạn vay theo chu kì sản xuất nhƣng phải đảm bảo: Bình quân mỗi hộ đƣợc vay từ 3 - 5 triệu đồng, thời hạn vay không quá 3 năm. Tránh tình trạng vay đảo nợ hoặc bình quân chủ nghĩa.

- Về lãi suất: Đây là yếu tố mang nội dung kinh tế và tâm lý đối với ngƣời nghèo. Cần phải tạo ra những nấc thang cho ngƣời nghèo vay vốn, tham gia tín dụng. Chúng ta xoá bao cấp, không cho không và ngay từ đầu phải tập cho ngƣời nghèo tính toán sản xuất, dịch vụ gì là hiệu quả và nên cho vay bao nhiêu, ngƣời vay phải tính toán cân nhắc trƣớc khi đi vay.

* Chương trình 134

Thực hiện Quyết định 134 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và Quyết định số 364/QĐ-UB của

UBND tỉnh Thái Nguyên, tháng 7.2005 UBND huyện Đồng Hỷ thành lập Ban chỉ đạo để triển khai, tổ chức thực hiện chƣơng trình. Đồng thời, huyện cũng triển khai việc điều tra, bình xét các hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn để đƣa vào danh sách đề nghị hỗ trợ đúng theo quy định. Việc bình xét đƣợc tiến hành bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Căn cứ vào danh sách đề nghị của các xã, UBND huyện Đồng Hỷ đã giao cho các ngành: Tài nguyên - Môi trƣờng, NN và PTNT, Kho bạc Nhà nƣớc... rà soát, đối chiếu với hộ nghèo năm 2004. Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện Chƣơng trình 134, UBND huyện Đồng Hỷ đã phân bổ toàn bộ nguồn kinh phí đƣợc cấp cho các xã để thực hiện các công trình. Đến tháng 10/2006, huyện hoàn thành việc xây dựng 476 căn nhà, 210 công trình nƣớc gia đình và 1 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung cho 25 hộ của xóm Liên Phƣơng, xã Vân Lăng với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng, góp phần giúp các hộ dân tộc thiểu số nghèo ổn định cuộc sống.

Gần 2 năm Đồng Hỷ thực hiện Chƣơng trình 134 đã cho thấy những khó khăn, vƣớng mắc. Đây là chƣơng trình lớn, đƣợc triển khai trên địa bàn rộng, Chính phủ quy định ngân sách T.Ƣ sẽ hỗ trợ mỗi căn nhà 5 triệu đồng cộng với ngân sách địa phƣơng và ngân sách do vận động nhân dân đóng góp. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế mức kinh phí này còn rất thấp, nhiều hộ gia đình không làm đƣợc nhà vì thiếu hoặc không có vốn đối ứng. Mục tiêu chính của Chƣơng trình là cấp đất sản xuất cho nông dân, giải quyết nhu cầu cấp thiết của các hộ nghèo. Quỹ đất để giao cho đồng bào từ 4 nguồn: Đất công Nhà nƣớc thu hồi theo quy hoạch, đất điều chỉnh giao khoán cho các nông, lâm trƣờng; Đất thu hồi từ các nông, lâm trƣờng hiện đang quản lý nhƣng sử dụng kém hiệu quả; Khai hoang từ đất trống đồi trọc; Đất thu hồi từ các doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả, giải thể, từ các cá nhân chiếm dụng hoặc đất cấp trái phép. Ở Đồng Hỷ hiện chỉ có thể khai thác đất thu hồi từ các

lâm trƣờng, song việc cấp quyền sử dụng đất ở, đặc biệt là đất sản xuất khó thực hiện vì hầu hết quỹ đất của huyện đều đã có ngƣời sử dụng. Công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn của Sở NN và PTNT về việc khai thác gỗ làm nhà cũng gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp, khả năng áp dụng kém. Để đẩy nhanh tiến độ cấp đất sản xuất, đất ở... cho hộ đồng bào thiểu số nghèo, Ban chỉ đạo Chƣơng trình 134 ở huyện Đồng Hỷ đã đề nghị T.Ƣ xin đƣợc tăng kinh phí hỗ trợ, kéo dài thời gian phải hoàn thành chƣơng trình năm 2007. Huyện cũng đề nghị tỉnh khẩn trƣơng rà soát lại danh sách để sớm có kế hoạch hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho những hộ chƣa có hoặc còn thiếu, đồng thời tiếp tục thu hồi đất nông trƣờng, lâm trƣờng để cấp cho dân.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)