Thực trạng sử dụng nguồn lao động

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 61 - 73)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.4.Thực trạng sử dụng nguồn lao động

2.2.4.1. Theo ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Đồng Hỷ đã dần đi vào ổn định và phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phƣơng trong huyện đã bắt đầu chuyển sang hƣớng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại phát triển hầu hết ở các địa phƣơng. Xuất hiện nhiều gia đình có quy mô chăn nuôi lớn: hàng ngàn con gà, hàng chục con lợn theo phƣơng pháp công nghiệp mang lại thu nhập cao. Chăn nuôi cá theo phƣơng pháp thâm canh với các giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt và chăn nuôi các con đặc sản đã dần dần thay thế thả cá theo kiểu quảng canh. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tƣơng ứng.

- Ngành công nghiệp

Ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển dƣới nhiều hình thức đa dạng. Đến cuối năm 2007 toàn huyện có 29 HTX, 32 doanh nghiệp tƣ nhân và 21 doanh nghiệp hỗn hợp. Ngành công nghiệp và xây dựng tạo ra đƣợc 356,2 tỷ đồng, sử dụng một lƣợng lao động là 2.596 ngƣời.

- Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ tạo ra đƣợc 183.000 triệu đồng, thu hút số lao động tham gia là 5.199 ngƣời.

Hoạt động dịch vụ ở nông thôn trong những năm gần đây có bƣớc phát triển mới, nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ nhƣ: cung ứng hàng tiêu dùng, vật tƣ, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, xuất hiện phổ biến trong từng thôn xóm. Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, các thị tứ, thị trấn ở nông thôn góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện.

Nhƣ vậy, cơ cấu kinh tế Đồng Hỷ đang từng bƣớc thay đổi, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Bảng 2.9 Cơ cấu làm việc theo nhóm ngành

Đơn vị: (%) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Nông nghiệp 2. Công nghiệp và XD 3. Dịch vụ 81,00 10,00 9,00 76,05 11,61 12,34 73,60 14,00 12,40

Nguồn: UBND huyện Đồng Hỷ

Thông qua các chỉ tiêu trên cho thấy, cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng lao động đƣợc đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần từ 81% năm 2005 xuống 73,6% năm 2007, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên rõ rệt.

2.2.4.2. Theo thành phần kinh tế

Tính đến nay trên lãnh thổ Đồng Hỷ đã hình thành một số khu, cụm và cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng.

Những cơ sở này thuộc các ngành: công nghiệp cơ khí, kỹ thuật điện; vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, giấy, lâm sản; chế biến lƣơng thực thực phẩm.

Trong 5 năm qua (2003 - 2007), các ngành công nghiệp này đã có nhiều đóng góp đƣa Đồng Hỷ phát triển nhanh hơn. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng với tốc độ bình quân 34,3%/năm.

Đối với thành phần kinh tế Nhà nước: quy mô nhỏ, trong những năm 2005 - 2007 lực lƣợng lao động làm việc trong khu vực này thấp chỉ chiếm khoảng 5%.

Đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước: kinh tế hộ gia đình và ngoài quốc doanh giữ vai trò chủ yếu trong tạo việc làm mới (chiếm 95% chỗ làm việc mới đƣợc tạo ra hàng năm). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy vốn đầu tƣ cho công nghệ còn ít, đầu tƣ cho 1 chỗ làm việc còn thấp, nhƣng đang thể hiện một tiềm năng và ƣu thế trong tạo việc làm.

Năm 2007, có 156 cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút 42.630 lao động; trong đó, có 1 DNNN thu hút 5.440 lao động, 7 HTX thu hút 2.431 lao động, 42 công ty TNHH và doanh nghiệp tƣ nhân thu hút 1.690 lao động, 10.309 hộ cá thể thu hút 32.620 lao động.

Bảng 2.10 Việc làm chia theo thành phần kinh tế

Đơn vị: người Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng lao động xã hội Trong đó: - Nhà nƣớc - Ngoài Nhà nƣớc 67.926 3.396 64.530 68.605 3.430 65.175 69.120 3.456 65.664

2.2.4.3. Theo khu vực

- Khu vực thành thị

Đồng Hỷ là một huyện nông nghiệp, phần lớn dân cƣ sống ở nông thôn. Số ngƣời sống ở thành thị chỉ có 17.344 ngƣời, chiếm 13,8. Ngoài lực lƣợng lao động tại chỗ, hàng năm có một lực lƣợng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang chế chế thị trƣờng. Ngƣời lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc với nhiều dạng khác nhau và có xu hƣớng tăng nhanh. Một số vào theo mùa vụ nông nhàn nông nghiệp, một số khác tìm việc và làm việc thƣờng xuyên trong năm… Đó là lực lƣợng đáng kể bổ sung vào nguồn lao động của khu vực thành thị.

Về trình độ học vấn nói chung của ngƣời dân ở thành thị là khá cao và ngày càng đƣợc nâng cao hơn.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: lực lƣợng lao động có chuyên môn kỹ thuật đƣợc tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị chiếm 27,63% lực lƣợng lao động ở huyện.

Tuy nguồn lao động có trình độ học vấn bình quân tƣơng đối khá, nhƣng tỷ lệ đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cơ cấu đào tạo chƣa hợp lý và cân đối. Do vậy, chỉ có thể phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực mới tránh khỏi tụt hậu, mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của thị trƣờng lao động hiện nay.

Vấn đề sử dụng nguồn lao động khu vực thành thị trong thời gian qua: Tỷ lệ lao động có việc làm thời kỳ 2005 - 2007của khu vực thành thị là 93% (trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ lao động không có việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm từ 7% năm 2005 xuống 6% năm 2006. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 5,57% năm 2005 xuống 5,28% năm 2006 và 4,33% năm 2007.

Thực hiện cơ chế mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng và chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đa dạng hóa các hình thức sản xuất nhằm phát huy tốt mọi nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động xã hội.

Để có thể sử dụng ngày càng đầy đủ và có hiệu quả nguồn nhân lực, giải quyết tốt công ăn việc làm cho ngƣời lao động ở khu vực thành thị cần thực hiện tốt các biện pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc để đảm bảo duy trì việc làm cũ cũng nhƣ tạo thêm chỗ làm mới cho nguồn lao động của huyện.

+ Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động.

+ Xây dựng và thực hiện tốt chƣơng trình việc làm của khu đô thị.

- Khu vực nông thôn

Hiện nay, dân cƣ nông thôn Đồng Hỷ có 108.329 ngƣời chiếm 86,2% dân số cả huyện, lao động nông thôn có 44.928 ngƣời chiếm 65% lực lƣợng lao động huyện, trong đó lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ có 8,05%. Nhƣ vậy, lao động nông thôn đại bộ phận là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Đặc trƣng của tình hình lao động và việc làm ở khu vực nông thôn Đồng Hỷ hiện nay biểu hiện ở một số đặc điểm sau:

+ Đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn khá lớn, tăng nhanh, khả năng thu hút lao động rất hạn chế nên lao động dƣ thừa lớn.

+ Hệ số sử dụng thời gian lao động thấp, năm 2005 là: 70,1%, năm 2007: 74,7%.

+ Giá trị lao động và thu nhập thấp.

Nhìn chung giá trị lao động bình quân hàng năm của lao động nông thôn còn rất thấp, thu nhập của những ngƣời lao động nông thôn trở nên quá

ít ỏi, phần lớn không có tích lũy. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn hiện nay.

+ Vấn đề giải quyết việc làm đƣợc triển khai bƣớc đầu đã có chuyển biến, song chƣa cơ bản.

Từ nhiều năm nay, vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở huyện đã đƣợc Đảng bộ và chính quyền huyện hết sức quan tâm và đƣợc tổ chức thực hiện dƣới nhiều hình thức, bằng nhiều chính sách cụ thể nhƣ: hình thành và cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia và giải quyết việc làm; thực hiện các chƣơng trình mục tiêu (chƣơng trình 327, chƣơng trình 773, chƣơng trình định canh định cƣ); chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chƣơng trình xóa đói giảm nghèo; mở các trung tâm đào tạo và giải quyết việc làm; hợp tác lao động quốc tế.

Những cố gắng trên của Đảng bộ và nhân dân huyện Đồng Hỷ đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, hơn một trăm ngàn ngƣời có thêm việc làm và việc làm mới, ngƣời lao động có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.

Tuy nhiên, vấn đề việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc của huyện Đồng Hỷ hiện nay.

Về chất lƣợng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Lao động ở khu vực nông thôn đã qua đào tạo chỉ chiếm 8,05%, còn lại trên 90% chƣa qua đào tạo. Lao động nông thôn qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp, nhƣng lại phân bố không đều. Các khu vực càng xa khu đô thị thì lực lƣợng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ lệ càng cao.

Lao động nông thôn đƣợc đào tạo thấp nên năng suất lao động và thu nhập của ngƣời lao động cũng rất thấp.

Về phân bố và sử dụng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Trong nông thôn, cơ cấu lao động xã hội có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng lao

động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp; tuy nhiên ở mức độ còn chậm. Kết quả điều tra năm 2007 cho thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 65%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14%, dịch vụ chiếm 12,4%.

Tình hình việc làm và sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn tuy đã có những tiến triển rõ rệt, song nhìn chung lao động ở nông thôn vẫn còn là sức ép đối với nền kinh tế của huyện. Hiện nay, ở khu vực nông thôn đang thiếu nghiêm trọng những lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề; trong khi đó nguồn nhân lực lao động ở khu vực này lại dồi dào nhƣng phần lớn lại chƣa qua đào tạo nên không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Vì vậy, để giải quyết cơ bản vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở khu vực nông thôn cần phải:

+ Giải quyết tốt nhu cầu về vốn phục vụ cho công tác giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn.

+ Đẩy mạnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật nhằm tăng nhanh chất lƣợng của đội ngũ lao động nông thôn.

+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.

+ Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

+ Thực hiện tốt các dự án di dân, hạn chế tối đa tình trạng di dân tự do nhằm phân bố hợp lý lao động và dân cƣ giữa các vùng.

Đánh giá chung về giải quyết việc làm ở Đồng Hỷ:

Những kết quả đạt được:

Đảng bộ và nhân dân huyện Đồng Hỷ đã từng bƣớc đi lên và tự khẳng định mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Thắng lợi có ý nghĩa tổng quát nhất là kinh tế của huyện Đồng Hỷ phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm trong huyện tạo ra hàng năm tăng liên tục, bình quân mỗi năm tăng 12,4%. Cơ cấu kinh tế đã và đang

chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH; từng bƣớc nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Kinh tế phát triển liên tục trong những năm qua đã tạo điều kiện từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp dân cƣ trong huyện; đồng thời, làm cho kinh tế 2 vùng thành thị và nông thôn xích lại gần nhau theo hƣớng đô thị hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua 4 năm thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở huyện Đồng Hỷ đã bƣớc đầu thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

1. Nhận thức, quan niệm của ngƣời lao động về việc làm đã đƣợc thay đổi cơ bản. Ngƣời lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác trong các thành phần kinh tế. Ngƣời sử dụng lao động đƣợc khuyến khích đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm. Mặt khác, chủ trƣơng tạo việc làm cho ngƣời lao động cũng đƣợc thay đổi. Nhà nƣớc tập trung ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng hành lang pháp luật, tạo môi trƣờng thuận lợi để mọi ngƣời tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

2. Chƣơng trình giải quyết việc làm đƣợc triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự hƣởng ứng tích cực của các tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp dân cƣ. Kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 5,57% (năm 2005) xuống còn 4,33% (năm 2007).

3. Đã phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho lao động của huyện: kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống…

4. Các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho các thành phần kinh tế; tổ chức đào tạo nghề cho ngƣời lao động, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm.

5. Công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển

biến theo chiều hƣớng tích cực. Tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có chiều hƣớng tăng lên rõ rệt.

6. Các hình thức đào tạo nghề đã đƣợc đổi mới và chất lƣợng nguồn lao động đã dần đƣợc nâng cao hơn.

7. Công tác đầu tƣ vốn tín dụng cho ngƣời nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho ngƣời lao động.

Tóm lại, trong 4 năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nƣớc, huyện Đồng Hỷ đã tạo ra đƣợc sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phƣơng thức tạo mở việc làm; đã huy động đƣợc mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển và tạo việc làm. Chƣơng trình giải quyết việc làm đã đƣợc triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm đƣợc thất nghiệp, tăng việc làm và bƣớc đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lƣợng lao động theo hƣớng tích cực.

Những hạn chế và tồn tại:

- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao 4,33% (năm 2007). Tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy không lớn, nhƣng tình trạng dƣ thừa lao động lại khá cao, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới chỉ có 74,7% (năm 2007).

- Cơ cấu lao động của huyện mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Số ngƣời không có việc làm ở Đồng Hỷ hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay của huyện.

- Các trƣờng dạy nghề chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ đúng mức về chƣơng trình, mục tiêu đào tạo, cũng nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Do

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 61 - 73)