Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CHAMPASAC.

Một phần của tài liệu Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac (Trang 62 - 79)

TỈNH CHAMPASAC.

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển 3.1.1. Các quan điểm phát triển 3.1.1.1 Quan điểm chỉ đạo chung .

Với vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh hơn so với các tỉnh trong cùng khu vực, Tỉnh Champasac có chính sách tập trung khai thác những thế mạnh của mình để tạo những bước đột phá có tính chất quyết định tiếp tục tăng trưởng về lượng đồng thời đẩy mạnh phát triển về chất lượng của nền kinh tế.

Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong suất thời kỳ 2010-2020, đồng thời điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ, chế biến , Pakse phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2012.

3.1.1.2 Quan điểm hội nhập kinh tế

Champasac chú trọng phát triển kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, chú trọng hội nhập quốc tế thu hút vốn công nghệ cao của các nước phát triển trên cơ sở đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; đồng thời có cơ chế thông thoáng, cải tiến quản lí thủ tục hành chính tạo lực hấp dẫn các nhà đầu tư vào địa bàn.

Tỉnh cũng lực chọn các ngành có thế mạnh của như ngành dịch vụ, ngành trồng trọt các cây công nghiệp. Ngành chế biến gỗ, ngành khai thác khoáng sản… để nhanh chóng tạo ra sản phẩm tham gia vào thị trường các nước trong khu vực, đặc biệt có nước biên giới tiếp giáp như :Thái Lan, Campuchia. Đại hội lần thứ VI của đảng nhân dân cách mạng Lào đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 20 năm (2001-2020): “ Để thực hiện chiến lược trong 20 năm tới, chúng ta phải chia thành 2 giai đoạn như từ 2001-2010 và 2010-2020. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 là nhằm cải tạo và xây dựng nền kinh tế phát triển từng bước vững chắc, trước hết là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dừng việc chặt phá rừng trồng lúa một cách bừa bãi, giải quyết vấn đề nghèo đói, xây dựng cơ sở cho ngành công nghiệp hội nhập với khu vực và thế giới .

Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước Champasac chủ trương tiến hành theo cách kế hạch được đề ra, đồng thời có những chính sách phủ hợp với thế mạnh của tỉnh. Chmpasac chú trọng đến kinh tế mở nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chủ động hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng và cải tạo hệ thống tài chính, thực hiện nhiêm chỉnh chính sách tiết kiệm, phát triển mở rộng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.1.3. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội.

Dựa vào nững đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý và những thế mạnh sắn có của mình, Champasac tập chung đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những ngành lĩnh vực có lợi về lao động, tài nguyên sắn có trên địa bàn ,… nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm, tăng thu nhập và mức sống dân cư. Đồng thời tỉnh chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và cân đối, chú trọng đầu tư phát triển nhanh hơn tỉ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP.

Những năm tới đây mở rộng việc sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng Champasac thành vùng sản xuất chế biến cao su, cà phê, tiêu với quy mô lớn. Áp dùng kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. ngoài ra còn nghiên cứu thực hiện các dự án về điện lực, khai thác quặng, phấn đấu xây dựng vùng công nghiệp, mở rộng nâng cấp hệ thống đường bộ, xây dựng hệ thống nước máy cho vùng thị xã và các thị trấn, phát triển hệ thống viễn thông một cách đồng bộ.

Về mạng lưới thương mại: xây dựng các trung tâm thương mại, nâng cấp hệ thống chợ, siêu thị tại các vùng, đặc biệt là nông thôn và các vùng giáp ranh.

Nhằm rút ngắn sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa người giầu và người nghèo, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

Để phát triển nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, tỉnh coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, xây dựng thêm mới các trường học, mở thêm chi nhánh các trường đại học tại Champasac. Tỉnh chủ trương tăng thêm ngân sách cho vĩnh vực giáo dục.

3.1.2. Các mục tiêu phát triển

Bảng 3.1 Tổng hợp các chi tiêu phát triển kinh tế 2008-2020 Đơn vị: % 2008 2009-2010 2011-2015 2016-2020 Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế GDP 10,5 100 11 100 10,13 100 10 100 Nông nghiệp 4 45 41 4 38,78 6 5 26,5 Công nghiệp 16 26 16 28 16,5 29,11 16,5 40,4 Dịch vụ 17 29 18 31 16 32,11 15 33,10

Nguồn: nhiên giám thống kê và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020

Các mục tiêu phát triển của tỉnh Champasac theo từng giai đoạn như sau Đến 2010.

Trước hết, ta thấy được rằng trong thời kỳ qua việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Champasac đã đạt được những thành tựu nhất định, tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong hơn 10 năm qua (1998-2009) đã tăng bình quân 10,5%, trong đó công nghiệp 15%/năm, các ngành nông lâm tăng 3,4%/năm, các ngành dịch vụ tang8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 827 USD/ người/năm.

Mục tiêu đến năm 2010 là:

- Tăng tỉ trọng GDP của tỉnh, trong thời kỳ 2008-2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục cao hơn trung bình toàn vùng, đạt trung bình khoảng 11% /năm, trong đó công nghiệp đạt 4%/năm.

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ từ 29% năm 2008 lên 31% GDP năm 2010, ngành công nghiệp chiếm 28% GDP, các ngành nông lâm giảm từ 45% GDP năm xuống còn khoảng 41% năm 2010.

- Nâng cao thu nhập cho người lao động và nhân dân trong tỉnh. Nâng thu nhập bình quân đầu người từ 730 USD/người/năm lên 1030 USD/người/năm.

- Nâng cao sức khỏe cho người dân, tăng chiều cao và cân nặng, tăng tuổi thọ. Tăng số cán bộ y tế từ 17,95 người/vạn dân lên 18,5 người/vạn dân.

- Phát triển cơ cấu hạ tầng và sử dụng nguồn vốn phát triển một cách hiệu quả, trước hết nâng cao hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật có tính chất quan trọng của quốc gia . Tiếp tục xây dựng các trục đường giao thông huyết mạch, cải tạo các trục đường liên tỉnh, phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Đến 2015.

Champsac tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục cao hơn trung bình toàn vùng, đạt trung bình trên 10,1% /năm thời kỳ năm 2011-2015. Trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng đạt 16,5% do thời kỳ này Champasac tiếp tục xây dựng các nhà máy chế biến cà phê, cao xu, may mặc. Còn ngành dịch vụ với mục tiêu đạt tốc độ 16% , các ngành nông lâm nghiệp là 6%.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, dịch vụ tăng 31% GDP năm 2010 lên 32,11%GDP năm 2015. các ngành công nghiệp từ 28%GDP lên 29,11%GDP, ngành nông lâm giảm từ 44% GDP xuống còn 38,78%GDP.

- Về lao động – bảo hiểm xã hội. Phối hợp với bộ lao động để xây dựng trung tâm bồi dưỡng tay nghề cho người lao động tại tỉnh Champasac. Cùng với việc khuyến kích thúc đẩy mở rộng các trung tâm

đào tạo nghề cho nhà nước cũng như tư nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong và ngoài nước. Đồng thời tạo việc làm cho số lao động tăng lên hàng năm, giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Nâng cao mức sống cho lao động và nhân dân trong tỉnh, nâng thu nhập bình quân từ 1030 USD/người/năm lên 1333 USD người/năm, cao hơn mức trung bình của các tỉnh phía Nam Lào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng số cán bộ y tế đạt lên 19,2 người/1 vạn dân.

- Phát triển cơ cấu hạ tầng, tiếp tục xây dựng và nâng cấp các tuyến đường huyết mạch, quốc lộ 13 từ Paksế đến cửa khẩu Vơn Kham (Lào – Campuchia ), tuyến đường 14 B từ Paksế đến khu di tích lịch sử thế giới Chùa Vặt Phu, tuyến đường 10B từ Paksế đến cửa khẩu quốc tế Xong Mịch (Lào - thái Lan), nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh.

Đến 2020.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac đặt ra đến năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục cao hơn các tỉnh trong vùng, đạt trung bình 10% /năm, trong đó các ngành nông nghiệp đạt 5%/năm, các ngành công nghiệp đạt 16,5% /năm và dịch vụ ở mức 15%/năm.

- Cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp, tăng từ 29,11% GDP năm 2015 lên 40,4% GDP năm 2020. Các ngành dịch vụ tăng từ 32,11% GDP lên 33,1% GDP. Giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm nghiệp, từ 38,78% GDP năm 2015 xuống còn 26,5% GDP năm 2020.

- Tạo việc làm cho người lao động tăng lên hàng, tiếp tục giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao tay nghề cho người lao động, phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 35% lao động được qua đào tạo.

- Nâng cao thu nhập cho người lao động và nhân dân trong tỉnh. Nâng thu nhập bình quân trên đầu người từ 1333 USD người/năm 2015 lên 1698 USD người/năm 2020.

- Về y tế, chú trọng phát triển y tế, nâng số cán bộ y tế từ 19,2 người/1 vạn dân năm 2015 lên 21 người/1 vạn dân năm 2020.

- Để phát triển cơ sở hạ tầng, tỉnh tập trung xây dựng các tuyến đường huyết mạch, bắt đầu xây dựng các tuyến đường cao tốc song song xây dựng một số tuyến đường chính.

- Hình thành các khu công nghiệp tại các huyện lân cận thù phủ tỉnh như: huyện Phathumphon, Ba cheang, ưu tiên đầu tư các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề, bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các trung tâm dịch vụ thương mại, ngâng hàng…

3.2. Định hướng phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. 3.2.1.Dự báo, định hướng phát triển dân số .

Dân số tỉnh Champasac được dự báo trên cơ sở giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên, tăng cơ học phủ hợp với tăng trưởng kinh tế. Nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, tỉnh chú trọng sử dụng nguồn lao động địa phương kết hợp nguồn lao động nhập cư trong các ngành sản xuất. Mục tiêu trong nhũng năm tới, tỉnh vẫn tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm và phát triển mở rộng hệ thống đào tạo, hướng nghiệp nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Dự báo dân số .

Bảng 3.2. Dự báo dân số tỉnh Champasac thời kỳ 2010-2020

2010 2015 2020

Tỉ lệ gia tăng dân số(%) 1,98 3,2 5,68 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên(%) 1,25 1,27 1,24 Tỉ lệ gia tăng cơ học(%) 0,73 1,93 3,15 Dân số (người) 665.915 785.000 1.087.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020

Đến năm 2010 dự báo dân số vào khoảng 665.915 người, năm 2015 khoảng 785.936 người và khoảng 1.087.000 người vào năm 2020.

Theo định hướng của tỉnh, đến năm 2012, Pakse sẽ phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và dến năm 2020 sẻ trở thành đô thị loại II. Như vậy, tỉ lệ gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng khá nhanh để đạt được quy mô dân số như dự báo.

Tỉ lệ gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh sẽ có xu hướng tăng từ 1,47% vào năm 2007 lên khoảng 5,68% năm 2020. Tỉ lệ gia tăng dân sớ như vậy là khá cao, tuy nhiên tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn có xu hướng giảm từ 1,36% xuống còn 1,24% vào năm 2020.

- Dự báo lao động

Do sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dân số trong độ tổi lao động sẽ tiếp tục tăng nhanh. Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm khoảng 60,42 % dân số (400500 người), đến năm 2015 chiếm khoảng 64,71% dân số (508000 người), năm 2020 chiếm khoảng 67,06% dân số (khoảng 729.000 người).

Bảng 3.3. Dự báo lao động và việc làm tỉnh Champasac thời kỳ 2010-2020. Đơn vị :người

2010 2015 2020

Dân số trong độ tuổi lao động 400.500 508.000 729.000

Tỉ lệ so với dân số (%) 60,42 64,71 67,06

Số lao động làm việc 348.500 459.000 682.000 Tỉ lệ lao động làm việc trong độ tuổi (%) 87,02 90,35 93,55

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020

- Giải quyết việc làm

Tỉ lệ số người lao động có việc làm so với số người trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm 85,17%, dự bào đến năm 2010 chiếm khoảng 87,02%, năm 2015 chiếm khoảng 90,35 và sẽ đạt khoảng 93,55% vào năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy số lượng lao động sẽ ngày một tăng, tỉnh cần chú trọng đến chất lượng lao động bằng cách phát triển mạnh các trung tâm dạy nghề trong tỉnh, thu hút nguồn lao động có kỹ thuật cao.

3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế

3.2.2.1. Xây dựng các phương án phát triển.

Dựa trên các yếu tố như điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và những bài học kinh nghiệm thực tế của Champasac để xây dựng các phương án phát triển. Cả 2 phương án có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Phương an 1. Chủ trương đầu tư phát triển các ngành công nghiệp với cơ chế chính sách vẫn được duy trì.

Phương án 2. Đảm bảo nền kinh tế phát triển một cách vững chắc, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 9,52% , thời kỳ (2001-2015) khoảng 10,43% và giảm xuống còn khoảng 8,6% thời kỳ (2015-2020). Như vậy phương án này tính trung bình, từ 2008-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khoảng 9,5%/năm.

Bảng 3.4. Tăng trưởng GDP phướng án 1.

Đơn vị: Tỉ kíp(tính theo giá hiện hành)

. Tốc độ tăng trưởng 2008 2010 2015 2020 2008- 2010 2010- 2015 2015- 2020 2008- 2020 Tổng GDP 4.696 5.808 10.483 18.474 10,62 11,81 11,33 11,41 Nông nghiệp 2.113 2.300 4.065 4.895 4,24 11,39 3,71 7,00 Công nghiệp 1.220 1.659 3.051 7.463 15,36 12,18 17,88 15,09 Dịch vụ 1.363 1.849 3.366 6.116 15,24 11,98 11,94 12,51

Bảng 3.5. Tăng trưởng GDP phướng án 2.

Đơn vị: Tỉ kíp( tính theo giá hiện hành)

. Tốc độ tăng trưởng 2008 2010 2015 2020 2008- 2010 2010- 2015 2015- 2020 2008- 2020 Tổng GDP 4.696 5.682 9.572 14.725 9,52 10,43 8,61 9,52 Nông nghiệp 2.113 2.329 3.637 4.028 4,86 8,91 2,04 5,37 Công nghiệp 1.220 1.590 2.775 5.690 13,24 11,13 14,36 12,83 Dịch vụ 1.363 1.763 3.160 5.007 12,86 11,67 9,20 10,84

Nguồn: nhiên giám thống kê tỉnh và dự báo kinh tế tỉnh Champasac đến 2020

3.2.2.2. Lựa chọn phương án phát triển .

Dựa vào tình hình thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Champasac của trước đây: thời kỳ năm 2002-2005 đạt 6,73% /năm, thời kỳ năm 2005-2008 đạt mức 16,62% /năm.

Dựa vào chiến lựa phát triển kinh tế -xã hội. Đại hội đảng Nhân dân Cách Mạng Lào lần thứ VII đề ra, nhằm xây dựng và giữ vững Champasac là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam Lào và cả nước đòi hỏi phải có những bước đi bứt phá để có quy mô kinh tế lớn hơn, chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn.

Xuất phát từ các lợi thế.

- Về vị trí địa lý: Nằm ở phái Nam của Lào với cao nguyên Boliven, khí hậu phù hợp với trồng cây

Một phần của tài liệu Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac (Trang 62 - 79)