Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá

Một phần của tài liệu Luận Văn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NHCT VIỆT NAM pptx (Trang 31 - 46)

Trước đây Sở giao dịch đã thực hiện chiết khấu chứng từ có giá là L/C xuất nhưng với thủ tục phức tạp và rất hạn chế, còn đối với những thương

phiếu và chứng từ có giá trong nước thì chưa thực hiện. Đến đầu năm 1999

Sở mới bắt đầu triển khai hoạt động chiết khấu các chứng từ có giá trong

nước là các trái phiếu kho bạc Nhà nước.

III-/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA SỞ GIAO DỊCH.

1-/ Kết quả đạt được:

Hơn 10 năm qua cùng với sự lớn mạnh của hệ thống NHCTVN thì Sở

giao dịch cũng từng bước trưởng thành và luôn giữ vững là chi nhánh đứng đầu hệ thống NHCT. Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ truyền

thống như huy động vốn và cho vay, thanh toán chuyển tiền nhanh gọn chính xác đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dưới sự điều hành của NHCTVN và Ban giám đốc Sở thì các hoạt động dịch vụ ngân hàng ngày

càng được hoàn thiện và mở rộng, chất lượng dịch vụ thanh toán chuyển

tiền của NHCTVN nói chung và Sở giao dịch nói riêng ngày càng tốt hơn, luôn đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng với thời gian ngắn nhất. Với bước đột phá trong kỹ thuật liên hàng nội bộ, thanh toán liên hàng nội bộ đã được thực hiện và thông qua mạng máy tính liên kết các chi nhánh trong

toàn quốc qua MODEM thoại và việc tiến hành khôi phục các chứng từ qua máy vi tính đã ổn định, rút ngắn thời gian thanh toán, chất lượng thanh

Từ ngày 01/7/96 việc áp dụng thanh toán điện tử đã tác động mạnh mẽ đến công tác thanh toán của NHCTVN nói chung và của Sở giao dịch nói

riêng, thời gian thanh toán chuyển tiền trước kia phải thực hiện từ 5 - 7 ngày, nay rút xuống chỉ còn 1 ngày.

Chương trình thanh toán điện tử thực hiện quản lý và điều hành vốn

tập trung chuyển tiền đi, đến, quyết toán trong ngày, nên đã nâng cao chất lượng của công tác thanh toán và mở rộng uy tín với khách hàng. Ngoài thanh toán trong nội bộ hệ thống ngân hàng, công tác thanh toán ra ngoài hệ thống trên địa bàn tỉnh, thành phố được thực hiện bằng phương thức

thanh toán bù trừ qua ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại và kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước để

thanh toán bù trừ và phương thức này vẫn thực hiện bán cơ giới tức là các

ngân hàng thương mại đánh chứng từ bù trừ vào máy. Sau đó sao chép ra đĩa mềm hay truyền qua MODEM thoại để đi bù trừ số phiên bù trừ trong

ngày từ 1 - 2 phiên, nếu qua giờ giao dịch bù trừ là chứng từ không đi được

phải để lại hôm sau. Tuy nhiên thời gian thực hiện của thanh toán bù trừ tương đối nhanh. Nghiệp vụ ghi nợ, có được thực hiện ngay trong ngày,

nhưng phạm vi thanh toán nhỏ hẹp chỉ trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố. Nếu thanh toán khác tỉnh và khác hệ thống thì phải qua nhiều khâu

trung gian nên tốc độ thanh toán rất chậm nên phần nào ảnh hưởng đến

doanh số thanh toán ra ngoài hệ thống bởi quy trình thanh toán như sau:

Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước B/Có Ngân hàng Công thương lệnh chi lệnh chi Khách hàng A Ngân hàng Thương mại B Khách hàng B B/Có

Từ 12/97 NHCTVN và NHĐTPTVN đã chính thức thực hiện quy

trình thanh toán thu chi hộ giữa hai ngân hàng. Còn quy trình thanh toán với ngân hàng Cổ phần Hàng hải, Citibank, ngân hàng Phát triển nông

nghiệp Việt Nam đã được hoàn thiện đưa vào hoạt động chính thức từ đầu quý 2 năm 98. Do vậy số lượng chứng từ cũng như doanh số thanh toán ra

ngoài hệ thống đi qua ngân hàng Nhà nước đã giảm hẳn góp phần đẩy

nhanh tốc độ thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy nếu năm 96: Số lượng

thanh toán ra ngoài hệ thống là 8622 món với doanh số 35.368.576 triệu thì

đến năm 1998 đã giảm đi và chỉ còn 4252 món với doanh số thanh toán là 21.668.904 triệu đồng (Xem biểu 8 trang 47).

Để cải tiến thêm một bước trong việc nâng cao chất lượng của công

tác thanh toán ra ngoài tỉnh khác hệ thống tháng 11/1996 ngân hàng Công

thương Việt Nam đã nối mạng thanh toán với sở giao dịch ngân hàng Nhà

nước thực hiện việc điều chuyển vốn từ NHCT đến các chi nhánh trực

thuộc và ngược lại cho đến nay đã và đang phát huy hiệu quả tốt mở đường

34

BIỂU 8 - BÁO CÁO THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN TRONG NƯỚC

Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998

Chỉ tiêu

Số Món Số tiền Số Món Số tiền Số Món Số tiền

Phân loại theo phương

thức thanh toán

1. Thanh toán ngoài hệ

thống a. T.toán bù trừ 95.415 13.195.594 119.452 23.089.920 121.796 22.184.574 b. T.toán khác hệ thống, ngoài tỉnh, thành phố. 8.622 35.368.576 4.624 22.566.637 4.252 21.668.904

2. Thanh toán liên hàng trong hệ thống

NHCT

82.973 59.471.396 83.919 27.780.277 91.341 28.578.330

3. T.toán trong nội bộ

CN 169.197 69.236.628 128.058 86.347.598 128.527 93.241.972

Hệ thống thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm tin học tại

Sở giao dịch bao gồm: 35 máy PC pentium 586, 4 máy in laser, 20

máy in kim, 2 máy chủ Tricord, 1 máy chủ S50 được cài đặt hệ điều

hành Unix và Netware. Ngoài ra còn có hệ thống truyền thông để

truyền số liệu với trung ương phục vụ cho các chương trình thanh toán

điện tử và chương trình thanh toán quốc tế. Công tác truyền nhận được

thực hiện qua đường X25 đáp ứng công tác thanh toán được nhanh và

an toàn giữa các chi nhánh của NHCT Việt Nam có tham gia hệ thống

thanh toán điện tử.

Đa số máy PC hiện đang sử dụng đều được kiểm tra tính tương thích năm 2000 được cài đặt hệ điều hành Windows 95 hoặc Windows

98. Các máy PC được kết nối vào mạng cục bộ với mô hình mạng Star

để khai thác thông tin chung trong máy chủ.

Với mô hình mạng cục bộ mới được nâng cấp từ mô hình cũ (Mô

hình Bus) đã được xây dựng cách đây nhiều năm, sang mô hình mới

(Mô hình Star) sẽ đảm bảo tính an toàn cao của mạng máy tình cũng

như giải quyết được vấn đề tốc độ truy nhập vào mạng của máy tính

Hiện nay Sở giao dịch I đã triển khai các phần mềm quản lý kế

toán tín dụng (Misac), quản lý tiết kiệm (Samis). Hệ thống thanh toán

quốc tế (IBS), hệ thống thanh toán điện tử (EPS) tất cả các hệ thống

phần mềm này đều được xây dựng trên cơ sở dữ liệu Oracle 7.3 và

được cài đặt trên máy chủ S50 (Một máy chủ dự phòng Tricord đảm

bảo khi có sự cố vẫn hoạt động liên tục). Đặc biệt hiện nay tại Sở giao

dịch I đã triển khai mô hình giao dịch tiết kiệm tức thời với khách

hàng tại hai quỹ tiết kiệm 05 và 72, tại quỹ tiết kiệm 05 các số liệu

được cài đặt trong máy chủ trung đặt tại phòng Thông tin điện toán,

còn tại quỹ tiết kiệm 72 số liệu được cài đặt trên máy PC đặt tại quỹ

với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle for PC 7.3.

Việc đưa tin học vào các hoạt động ngân hàng tại Sở giao dịch

được ban lãnh đạo ngân hàng CTVN và ban giám đốc Sở quan tâm.

Do đó công tác thanh toán tại sở đã có bước chuyển biến lớn. Với độ

chính xác cao, an toàn, tạo thêm lòng tin của khách hàng đối với Sở

giao dịch. Đồng thời Sở giao dịch đã từng bước mở rộng và phát triển

nghiệp vụ thanh toán Quốc tế như mở LC, kinh doanh ngoại tệ, đại lý

thanh toán thẻ quốc tế, dịch vụ kiều hối... đáp ứng nhu cầu ngày càng

Trong đầu năm 1999 sẽ triển khai nghiệp vụ chiết khấu trái phiếu

kho bạc Nhà nước làm tiền đề cho phát triển dịch vụ chiết khấu

thương phiếu và các giấy tờ có giá trong tương lai gần. Góp phần tăng

thêm thu nhập của Sở, ổn định đời sống CBCNV.

Mức thu từ dịch vụ hàng năm đạt 7 tỷ đến 8,3 tỷ chiếm 2% đến

3% tổng thu nhập. Bên cạnh đó trình độ tay nghề của cán bộ công

nhân viên ngày càng được nâng lên, uy tín của Sở giao dịch với khách

hàng trong và ngoài nước ngày càng được khẳng định và là một trong

những chi nhánh có số lượng khách hàng lớn nhất, có nguồn vốn huy

động dồi dào, tạo điều kiện để Sở giao dịch mở rộng hoạt động kinh

doanh và đạt mức lợi nhuận lớn nhất so với các chi nhánh trong hệ

thống NHCT.

2-/ Những hạn chế và nguyên nhân

2.1 Hạn chế:

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thì hoạt động dịch vụ của

Sở giao dịch còn bộc lộ một số hạn chế đó là:

- Các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chưa đa dạng: Các dịch vụ

như thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ bảo lãnh,

chiết khấu...

Ngay trong một loại hình dịch vụ cũng chưa đa dạng nhưng trong

thanh toán: Các công cụ thanh toán còn chưa đa dạng, khách hàng chủ

yếu vẫn dùng uỷ nhiệm chi để thanh toán, séc có phát triển như chiếm

tỷ lệ thấp, các công cụ thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán và hệ

thống rút tiền tự động thì chưa có. Các công cụ trong thanh toán quốc

tế cũng chưa đa dạng phong phú vẫn chủ yếu là dùng LC, chưa có

những dịch vụ như trả tiền bằng điện thoại chuyển tiền nhanh quốc tế.

- Chưa có các dịch vụ mới để đáp ứng với nhu cầu của khách

hàng như dịch vụ thông tin, tư vấn, dịch vụ bảo quản ký gửi, dịch vụ

trên thị trường chứng khoán...

- Chất lượng các dịch vụ của ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn đối

với mọi đối tượng khách hàng.

Vì vậy Sở giao dịch mới chỉ giữ vững được khách hành truyển

thể mà chưa khai thác hết những khách hàng tiềm năng. Và thu về

dịch vụ ngân hàng hàng năm chỉ chiếm 2% đến 3% trong tổng thu

2.2 Nguyên nhân:

a-/ Nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên của NHCT Việt Nam nói

chung và của Sở giao dịch nói riêng còn nhiều bất cập nên đã gặp

không ít khó khăn trong việc vận dụng kiểu thức mới vào giải quyết

những nghiệp vụ cụ thể. Nhiều cán bộ mới chỉ được đào tạo trong thời

kỳ bao cấp, không được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới

về thị trường, nhiều việc làm còn mang nặng kinh nghiệm của cơ chế

cũ.

Nền kinh tế mở cửa sôi động rất cần một nguồn nhân lực có chất

lượng nhưng thực tế hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng,

lực lượng lao động nhiều nhưng vẫn thiếu những cán bộ chuyên môn

giỏi, những cán bộ đảm đương được những công việc kinh tế đối

ngoại hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới như trình

độ ngoại ngữ, tin học, sự am hiểu về luật pháp cũng như khả năng thu

nhập phân tích sử lý các thông tin còn yếu kém.

Trụ sở làm việc của Sở đã được cải tạo nâng cấp khang trang sạch

đẹp nhưng với diện tích quá chật hẹp nên đã gây khó khăn trong việc

bố trí bán quầy giao dịch cũng như xử lý thao tác nghiệp vụ. Hệ thống

trang thiết bị kỹ thuật kỹ thuật cũng được NHCTVN đầu tư nâng cấp

khá hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Sở tuy nhiên

còn thiếu đồng bộ, mức tự động hoá chưa cao nên chưa đáp ứng được

nhu cầu thực tiễn.

Việc đầu tư cải tiến công nghệ thanh toán chưa đi đôi với việc cải

tiến công nghệ hạch toán kế toán và với việc nâng cao trình độ đội ngũ

cán bộ nhân viên thực hiện công nghệ đó.

- Công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo tiếp thị chưa được

quan tâm thường xuyên.

Tại Sở hiện nay chưa có bộ phận Marketing trong hoạt động Ngân

hàng.

- Chất lượng một số nghiệp vụ khác của ngân hàng chưa cao thể

hiện:

+ Chất lượng tín dụng chưa tốt: biểu hiện ở lượng khách hàng

ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty điện lực, Liên hiệp xí nghiệp

đường sắt,.... chưa thực sự thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn yếu kém, một số cán bộ

còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc theo dõi quản lý nợ vay nên

đã phát sinh khoản nợ vay không phát huy được hiệu quả, khó thu hồi

nợ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh và có chiều hướng gia tăng, lãi cho

vay không thu được.

+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: cũng chưa đáp ứng được nhu

cầu của khách hàng do thiếu ngoại tệ để bán cho khách phục vụ cho

hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như trả nợ vay ngân hàng,

chưa đa dạng hoá các loại ngoại tệ cũng như đa dạng hoá các nghiệp

vụ kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ

cũng rất khiêm tốn thậm chí có năm còn bị lỗ như năm 1998.

+ Nghiệp vụ chiết khấu: mới ở bước sơ khai, chưa phát triển, mới

thực hiện chiết khấu trái phiếu kho bạc Nhà nước mà chưa triển khai

chiết khấu các giấy tờ có giá khác.

b-/ Nguyên nhân khách quan:

Điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây hết sức khó

khăn đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra làm thu hẹp một

khoảng thị trường lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác do

sự mất giá của tiền tệ ở các nước Đông Nam Á làm cho giá cả hàng

hoá nước ta trở nên đắt giá so với hàng hoá của nước họ. Điều này làm

cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh kéo theo hoạt động thanh

toán quốc tế cũng theo đó mà suy giảm.

Sang năm 1997-1998 nền kinh tế nước ta xuất hiện những dấu

hiệu trì trệ, tăng trưởng chậm lại. Vì vậy nước ta phải đối mặt với hai

thách thức là cuộc khủng hoảng Châu á và sự suy giảm động lực phát

triển.

Khu vực kinh tế Nhà nước chậm được xắp xếp lại, nhiều doanh

nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Mặt khác trình độ dân trí chưa cao,

người dân Việt Nam vẫn quen giao dịch mua bán bằng tiền mặt dù là

những khoản tiền lớn đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng, kiểu thanh

toán này đang chiếm một vị trí vững chắc trong tâm lí mọi người. Rất

nhiều người chưa được biết và làm quen với các công cụ thanh toán

Mặt khác thu nhập của người dân còn thấp, việc chuyển tiền

lương của cán bộ công nhân viên vào tài khoản cá nhân cũng chỉ được

ít ngày lại phải rút ra chi tiêu, từ đó nội dung kinh tế của việc mở tài

khoản chưa thực hiện được. Một số hộ kinh doanh buôn bán lớn,

những người có thu nhập cao lại sợ bị lộ bí mật kinh doanh, sợ bị đánh

thuế doanh thu nên họ cũng không mở tài khoản để thanh toán qua

ngân hàng.

- Môi trường pháp lý:

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng còn bất cập và thiếu

đồng bộ.

+ Đối với hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế: chúng ta

chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc,... Trong khi một số văn

bản hiện hành thì sửa đổi bổ xung nhiều lần nên khó áp dụng, tính

pháp lý chưa cao.

+ Các quy định và hướng dẫn phát hành sử dụng séc cá nhân của

Chính phủ và ngân hàng Nhà nước nảy sinh nhiều vấn đề như việc ký

trước người nhận séc, qui định mức tiền bảo chi, việc uỷ quyền tài

Một phần của tài liệu Luận Văn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NHCT VIỆT NAM pptx (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)