Dịch vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Luận Văn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NHCT VIỆT NAM pptx (Trang 30 - 31)

Trong nhiều năm qua Sở giao dịch đã mở rộng và tăng cường nghiệp

vụ bảo lãnh đặc biệt là bảo lãnh trong nước được chú trọng, đáp ứng kịp

thời các nhu cầu đa dạng về bảo lãnh cho khách hàng của mình sau khi đã kiểm tra thủ tục trước khi bảo lãnh. Các loại bảo lãnh mà Sở đã áp dụng đó

là bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo

hành, bảo lãnh thanh toán. Bình quân hàng năm Sở đã bảo lãnh được xấp

xỉ 100 món chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. Còn bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm rất hạn chế từ năm 1995 trở lại đây

mới thực hiện bảo lãnh 3 món. Trong đó có 1 món bảo lãnh cho công ty Sakyno mở L/C nhập hàng trả chậm trị giá 7.662.738 USD, doanh nghiệp

mới thanh toán 666,973 còn lại 6.995.765 USD đến hạn doanh nghiệp

không trả được và ngân hàng đã phải trả nợ nước ngoài thay cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, nghiệp vụ bảo lãnh đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế

hàng hoá tạo nguồn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội yên tâm đầu tư vào

cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, khai thác nhiều tài nguyên của đất nước đặc biệt là tạo việc làm cho người lao động.

Hiện tại nhu cầu bảo lãnh của doanh nghiệp thì nhiều nhưng còn

vướng mắc về tài sản thế chấp, mức uỷ quyền trình Trung ương, quy định

khống chế bảo lãnh cho một khách hàng không quá 10%, vốn tự có của NHCT,... Do đó đã phần nào làm ảnh hướng đến việc mở rộng và phát triển

loại dịch vụ này của Sở giao dịch.

Một phần của tài liệu Luận Văn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NHCT VIỆT NAM pptx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)