GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề tài : "Chính sách tiền tệ- thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam" pdf (Trang 37 - 45)

I- Những quan điểm định hớng hoàn thiện:

Là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước,là linh hồn của hoạt động NHNN,mục tiêu lâu dài của CSTT là duy trì sự ổn định và nâng cao dần giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt nam,tiến tới đa đồng Việt nam trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi,từ đó tạo sự ổn định trong hệ thống tài chính của việt nam.

Để khắc phục những khó khăn tồn tại nhằm thực hiện được các mục tiêu trớc mắt cũng nh lâu dài, việc hoàn thiện CSTT cần đi theo các định h- ớng sau:

Việc hoạch định và thực thi CSTT một mặt phải hoà nhập và thích nghi nhanh với cơ chế thị trường,đồng thời phải nhanh chóng hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế,với những thông lệ chung của thế giới.Mặt khác,quá trình hoạch định và thực thi CSTT vẫn phải giữ gìn tính độc lập,tính đặc thù của Việt nam là vận động theo định hớng XHCN, theo đờng lối đổi mới mà Đảng và nhà nước đã vạch ra.

Chủ động hoạch định và thực thi CSTT trong mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nh: chính sách tài chính,chính sách thu nhập,chính sách thơng mại…để các chính sách này thực sự bổ sung,hỗ trợ lẫn nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Đặc biệt,trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô,phải đảm bảo CSTT và chính sách tài chính luôn thống nhất với nhau về mục tiêu và đồng bộ với nhau về phơng pháp điều hành.Có nh vậy thì các chính sách này mới thực sự trở thành công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hữu hiệu.

Điều tiết và kiểm soát có hiệu quả khối lợng tiền cung ứng,đảm bảo cung cấp đầy ẩu phơng tiện thanh toán cho nền kinh tế tức là đảm bảo sự thích ứng giữa tổng cung và tổng cầu về tiền tệ.

Tại hội nghị TƯ làn thứ nhất,Ban chấp hành TƯ Đảng CSVN đã có sự điều chỉnh nhất quán về sách lợc, biện pháp chỉ đạo nền kinh tế với nhiệm vụ xuyên suốt là phát triển nông nghiệp-nông thôn,coi đây là bệ phóng để đẩy tới một bớc CNH-HĐH nền kinh tế ở thập niên 2000-2010 với tầm nhìn 2020.Theo đó sẽ có sự chuyển dịch căn bản về cơ cấu đầu tư- ,dành vốn u tiên đầu tư nhiều hơn vào những lĩnh vực then chốt,mũi nhọn của nền kinh tế.

Để tiếp tục ổn định tiền tệ trong điều kiện lạm phát thấp,trớc hết cần có sự tập trung cải thiện cơ bản NSNN, giảm thiểu mức thâm hụt, tiết kiệm triệt để tiêu dùng phi sản xuất để tăng tỷ phần tích luỹ, dành vốn đầu tư phát triển kinh tế ở tát cả các khu vực nhà nước,doanh nghiệp và dân c.

Khẩn trơng chấn chỉnh hệ thống ngân hàng,nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng.Chủ động hoàn thiện tiếp chế độ tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng thao hớng từng bớc thả nôỉ có điều tiết và tự do hoá có chọn lọc.Có phơng án bảo toàn giá trị tiền gửi gắn liền với kiện toàn hệ thống thanh toán qua ngân hàng.Hoàn thành dứt điểm xở lý nợ

nần dây da khu vực tài chính công,giải toả tài sản thế chấp vay ngân hàng đóng băng,đẩy mạnh cơ cấu vốn, tài sản ngân hàng.Bên cạnh đó nhà nước sẽ hỗ trợ vốn ban đầu tưhành lập quỹ bảo lãnh tín dụng và các hình thức bảo đảm đầu tư khác để tạo thuận lợi cho mọi DN vừa và nhỏ,các hộ nông dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vay và sử dụng vốn một cách an toàn, hiệu quả.

Thờng thì các vấn đề liên quan đến CSTT hiếm khi giải quyết được triệt để,đặc biệt đối với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nh Việt nam.Sự đan xen phức tạp của CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hơn trớc có thể đa đến những thay đổi về ngắn hạn,kèm theo những thoả hiệp, nhân nhợng tình thế trong điều hành chính sách.Tuy nhiên về trung-dài hạn,mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trung gian vẫn phải được tuân thủ nghiêm ngặt.Đặc biệt là việc hoàn thiện chính sách tiến tệ sẽ lệ thuộc nhiều vào khả năng tiếp cận và vận dụng hế thống các công cụ thực thi CSTT của NHNN, gắn liền với quá trình tiếp tục đẩy mạnh,đổi mới,hiện đại hoá công nghệ ngân hàng hiện nay.

II- Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ:

Để hoàn thiện chính sách tiền tệ theo các định hướng đã đề ra phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp và ta có thể chia thành hai nhóm sau:

1- Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng:

Việc hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt nam trong thời gian tới không thể tách rời quá trình hoàn thiện hệ thống ngân hàng nói chung và bộ máy tổ chức, điều hành của ngânhàng nhà nước nói riêng. Bởi lẽ, hệ thống ngân hàng- trước hết là bộ máy tổ chức ngân hàng trung ương tương đối độc lập, lành mạnh và vững chắc- là yếu tố đầu tưiên đảm bảo tính hiệu lực của chính sách tiền tệ.

Mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược đổi mới và hòan thiện hệ thống ngân hàng những năm cuối thế kỷ XX đầu tưhế kỷ XXI là “phải tạo lập được một hệ thống ngân hàng đủ mạnh cả về năng lực hoạch định và thực thi chính sách, năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh doanh,đủ mạnh về trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại để thích ứng với cơ chế thị

trường, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và sớm hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.

- Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước cần tìm ra điểm dung hoà giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ,để đi đến chỗ kết hợp hài hoà các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Do giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: Tăng trưởng, lạm phát và công ăn việc làm đôi khi có mâu thuẫn với nhau. Vì vậy trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng, không nên cực đoan một phía, nhấn mạnh một chiều. Nếu có sự ổn định giá cả, ổn định tiền tệ mà nền kinh tế chỉ dậm chân tại chỗ, không phát triển được thì sự ổn định đó coi như vô nghĩa, lại rất mong manh và sẽ mất đi nhanh chóng.

Ngược lại, nếu tăng trưởng mà không ổn định thì sẽ mất đi điều kiện để phát triển, sẽ dẫn đến tình trạng kinh tế hỗn loạn và thậm chí còn thụt lùi. Vì vậy tìm ra điểm dung hoà giữa các mục tiêu không chỉ là kỹ thuật, mà còn là nghệ thuật điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.

Việt nam là một nước nghèo quá độ lên sản xuất lớn. Tăng trưởng nhanh và bền vững là lối thoát duy nhất để tránh nguy cơ tụt hậu, nhưng bên cạnh đó nền kinh tế Việt nam vừa đi qua cuộc khủng hoảng, còn nhiều bất ổn và tiềm ẩn lạm phát cao, thì ổn định cũng là mục tiêu rất quan trọng. Vấn đề đặt ra là trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ,

ngânhàng nhà nước phải tìm ra điểm dung hoà để vừa đảm bảo kiềm chế

lạm phát, vừa đưa nền kinh tế Việt nam tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao.

Để tìm được điểm dung hoà thì cần phải có sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nước ở bình diện vĩ mô. Tuỳ từng thời gian, hoàn cảnh cụ thể mà sự điều chỉnh từng mục tiêu là cần thiết và không đồng đều như nhau.Nhưng phải quán triệt nguyên tắc: Các mục tiêu ngắn hạn phải phục vụ cho mục tiêu dài hạn, còn mục tiêu dài hạn phải chi phối các mục tiêu ngắn hạn. Ngân hàng nhà nước phải tập trung vào việc nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế và toàn dụng nhân công, tuy nhiên vẫn chú ý đến việc kiềm chế lạm phát. Đây chính là điểm dung hoà giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Điều này chứng tỏ nghệ thuật điều hành chính sách tiền tệ là làm sao tạo ra

sức tác động tối đa ddến mục tiêu chủ yếu nhất, trong khi không làm tổn hại quá mức đến mục tiêu khác của toàn bộ hệ thống kinh tế vĩ mô.

- Sử dụng linh hoạt và mềm dẻo các công cụ điều tiết của chính sách tiền tệ. Nói đến công cụ của chính sách tiền tệ thì dù ở nước nào cũng đều có các công cụ giống nhau, cũng là: Lãi suất, cho vay chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở…Sự khác nhau chỉ là ở cách sử dụng các công cụ linh hoạt và mềm dẻo ở mức độ nào để đối phó với những biến động bất thường của nền kinh tế. Mục đích chủ đạo, lâu dài của Việt nam trong kinh tế vĩ mô là hướng tới sự tăng trưởng cao và bền vững.

Các công cụ của chính sách tiền tệ thường được sử dụng là: Duy trì nguyên tắc lãi suất thực dương, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp đối với các tổ chức tín dụng, duy trì chế độ tỷ giá hối đoái ổn định…Tuy nhiên nếu những công cụ trên được sử dụng một cách cứng nhắc sẽ gây tác động xấu đối với những mục tiêu ngắn hạn và những biến động bất thường có thể xảy ra. Vì vậy, lãi suất dương đến mức độ nào để hiệu quả chống lạm phát không ảnh hưởng đến đầu tưư của đất nước hoặc tỷ giá hối đoái ổn định nhưng khi cần thiết thì phải phá giá để tạo động lực kích thích xuất khẩu…Là thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Làm được như vậy, ngân hàng nhà nước sẽ thực sự thành công trong vai trò người điều tiết kinh tế vĩ mô.

- Nâng cao hơn nữa tính độc lập tương đối của ngân hàng nhà

nước Việt nam trong việc họach định và thực thi chính sách tiền tệ.

- Thể hiện ở sự thống nhất và đồng bộ của các bộ luật, văn bản pháp quy có liên quan mà chính phủ đã ban hành, từ đó đảm bảo tính hiệu lực của hai Bộ luật ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy của ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật bổ sung cho hai luật cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Điều này cũng không kém phần quan trọng, bởi lẽ sau khi hai Bộ luật ngân hàngcó hiệu lực thì không những hai pháp lệnh ngân hàng mà cả một số văn bản pháp luật kèm theo cũng hết hiệu lực. Tuy ngân hàng đã có nhiều văn pháp quy mới ban hành nhưng chưa đầy đủ. Vì vậy, hiện nay trong hệ thống văn bản pháp luật ngân hàng vẫn có nhiều chỗ bị “bỏ ngỏ” bởi chưa có văn bản thay thé hoặc nếu có thì cũng chưa có nghị định, hướng dẫn cụ thể.

Khi hành lang pháp lý chưa đầy đủ thì hoạt động tiền tệ- ngân hàng nói chung và quá trình thực thi chính sách tiền tệ nói riêng vẫn nằm trong thế bất ổn. Vì vậy, trong những năm trước mắt, việc hoàn thiện bổ sung triển khai có hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật của ngành ngân hàng là những việc cần làm ngay, góp phần nâng cao hiệu lực điều tiết vĩ mô của chính sách tiền tệ quốc gia.

2- Nhóm giải pháp liên quan đến việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ:

Yêu cầu nâng cao hiệu lực và chất lượng của quá trình thực thi chính sách tiền tệ đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện và tiếp tục phát triển hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ. Những năm trước mắt, phải tạo ra

được hệ thống công cụ bám sát và phục vụ đắc lực cho quá trình đổi mới

chính sách tiền tệ.

Để thực hiện được việc này,nhà nước cần kiên trì với chủ trương sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo định hướng thị trường, tức điều tiết các hoạt động kinh tế qua thị trường hay nói cách khác là nhà nước can thiệp thị trường đẻ thị trường điều tiết các hoạt động kinh tế, Muốn vậy:

+ Cần theo dõi, bám sát diễn biến thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất cơ bản và biên độ phù hợp làm cho lãi suất cơ bản thực sự đóng vai trò là tín hiệu để điều tiết lãi suất thị trường. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bỏ biên độ của lãi suất cơ bản, tiến tới tự do hoá lãi suất đồng Việt nam.

+ Thực hiện điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn phù hợp với diễn biến thị trường. Về nguyên tắc lãi suất tái cấp vốn phải là lãi suất cao nhất và lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại phải là lãi suất thấp nhất. Bên cạnh đó cần sử dụng linh hoạt lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất đấu thầu trái phiếu và tín phiếu.

+ Cần sử dụng một cách linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo tín hiệu thị trường nhằm tác động tới việc gia tăng tổng phương tiện thanh toán và kích thích tăng trưởng tín dụng tác động tới diễn biêns lãi suất thị trường theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ. Thời gian tới ngân hàng nhà nước cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ngoại tệ để tăng nguồn huy động ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại, nhằm giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân và các tổ chức kinh tế.

+ Cần hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở bằng việc rà soát lại quy chế về nghiệp vụ thị trường mở nhằm mở rộng thời hạn còn lại của các chứng từ có giá, từ đó tạo điều kiện để cung ứng vốn cho các tổ chức tín dụng, qua đó các tổ chức tín dụng có điều kiện can thiệp tốt hơn vào thị trường để ổn định tỷ giá.

Mặt khác, ngân hàng nhà nước cũng cần thay đổi quy chế đẻ mở rộng đối tượng nhằm tăng số lượng thành viên tham gia, đa dạng hoá hàng hoá được mua-bán trên thị trường để nghiệp vụ thị trường mở hoạt động sôi động hơn.

+ Theo dõi sát các diễn biến trên thị trường tiền tệ để có biện pháp xử lý kịp thời. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ cần hướng tới: “phối hợp hài hoà các công cụ trực tiếp và gián tiếp theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, có tác động tích cực tới thị trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế”.

Như vậy, từ thực tế hoạt động của chính sách tiền tệ Việt nam, với những định hướng và giải pháp đồng bộ, có hiệu quả nhằm giúp ngân hàng nhà nước điều hành, thực thi các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tưư phát triển. Từ đó bảo đảm cho sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính- tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế.

KẾT LUẬN:

Chính sách tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt nam nói riêng.Nó được Chính phủ mà trước hết là ngân hàng trung ương các nước sử dụng làm công cụ tác động vào các biến số kinh tế vĩ mô nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

Bước sang thế kỷ XXI-Mở ra một kỷ nguyên mới trong tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế. Yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện và thực thi chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả nhất.

Để hoàn thiện chính sách tiền tệ, trước hết phải xác định đúng mục tiêu và định hướng của nó trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Từ đó có những giải pháp đồng bộ vừa cải tiến, hoàn thiện những yếu tố sẵn có, vừa phát triển bổ sung những yếu tố mới, chấn chỉnh, loại bỏ những yếu tố cũ, lạc hậu. Quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu kiên trì không những của ngân hàng nhà nước mà của cả hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài : "Chính sách tiền tệ- thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam" pdf (Trang 37 - 45)