CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM
Kể từ thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động của NHNN đã được đổi mới sâu sắc và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhờ đổi mới toàn diện CSTT từ hoạch định đến chỉ đạo thực hiện, bằng việc sử dụng các giải pháp tình thế mạnh dạn lúc đầu, đến sử dụng từng bước có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, lạm phát bị đẩy lùi và kiềm chế ở mức thấp, yêu cầu ổn định tiền tệ bước đầu được thực hiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Để có được kết quả đó, bản thân công tác hoạch định cà điều hành CSTT cũng trải qua không ít khó khăn, không ngừng được đổi mới để hoàn thiện.
I-Những thành quả đạt được từ hoạt động của chính sách tiền tệ: 1-Góp phần tăng trưởng kinh tế:
Để tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu thì một trong những điều kiện cơ bản là các ngành kinh tế phải có vốn đầu tưư để phát triển sản xuất, kinh doanh. Kể từ khi có hai pháp lệnh ngân hàng cho đến nay, hệ thống ngân hàng đã không ngừng tăng cường và mở rộng nguồn vốn tín
dụng để cung cấp vốn đầu tưư cho các DN và các hộ gia đình. Điều đó đã giúp nền kinh tế Việt nam nói chung cũng như từng ngành sản xuất nói riêng đạt được tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định trong nhiều năm. Xét trên giác độ vĩ mô thì thông qua việc thực thi chính sách tiền tệ, NHNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tês ở hai khía cạnh:
Thứ nhất: Chính sách tiền tệ đã góp phần tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổ định để thu hút được nguồn vốn ddáng kể cho đầu tưư.
Thứ hai: Gián tiếp tạo vốn và kích thích đầu tưư để phát triển kinh tế. Vai trò tạo vốn một cách gián tiếp của NHNN thể hiện như sau: Do nguồn vốn trong nước để cung cấp cho nền kinh tế của các tổ chức tín dụng lấy từ hai nguồn vốn: Nguồn vay từ NHNN và nguồn huy động từ nền kinh tế.
Với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt nam những năm qua là “thắt chặt” cung tiền để chống lạm phát cho nên lãi suất cho vay chiết khấu thường ở mức cao buộc các TCTD phải có nhiều hình thức đa dạng và linh hoạt để huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, với việc sử dụng linh hoạt và mềm dẻo chính sách lãi suất trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, NHNN thực sự đã thành công trong vai trò người “cầm chịch” để các tổ chức tín dụng điều chỉnh mức lãi suất huy động một cách hợp lý. Mức lãi suất huy động trong từng thời kỳ có thể tăng giảm tuỳ theo diễn biến của nền kinh tế, nhưng cũng vừa đủ cho các TCTD có lợi nhuận trong kinh doanh tiền tệ đồng thời vẫn đủ hấp dẫn đối với người gửi tiền trong nước.
Nhờ những cố gắng đó của hệ thống ngân hàng mà nguồn vốn huy động từ trong nước đã tăng liên tục trong nhiều năm. Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động trong nước, nguồn vốn huy động từ nước ngoài cũng được hệ thống ngân hàng khai thác triệt để, nhằm đáp ứng chiến lược vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế và CNH - HĐH đất nước.
Sau khi nhà nước ban hành luật đầu tưư nước ngoài ( tháng 12 - 1987 ) đã mở ra một triển vọng mới trong việc thu hút nguồn vốn đầu tưư trực tiếp của nước ngoài. Đặc biệt từ năm 1993 đến nay, nhờ khai thông tín dụng với quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới, NHNN Việt nam đã đàm phán, ký kết được nhiều hiệp định tín dụng quan trọng cho các dự án phát triển kinh tế.
Có thể nói rằng: Những thành tựu đổi mới của nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng đã đủ sức thuyết phục các tổ chức tiền tệ ngân hàng thế giới mở rộng quan hệ hợp tác với Việt nam. Nhờ đó mà trong nhiều năm qua nền kinh tế Việt nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Riêng năm 1998, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nền kinh tế Việt nam đạt tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1992 đến nay, sau năm 1999 tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại ở một số ngành. Đặc biệt nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát. Đây là một nguy cơ kìm hãm sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy liên tiếp trong những tháng gần đây, Thống đốc NHNN Việt nam đã ra các quyết định, chỉ thị nhằm hạ trần lãi suất, giảm lãi suất cho vay chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD. Mục đích của các biện pháp này là nhằm ‘ nới lỏng’ cung tiền để khuyến khích đầu tưư, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
2- Góp phần làm giảm lạm phát:
Trước hết phải thừa nhận một sự thật là: trong nhiều năm qua NHNN Việt nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền Việt nam, góp phần ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát, phục vụ sự tăng trưởng kinh tế.
Trong thời kỳ 1986 - 1988, nền kinh tế Việt nam lâm vào tình trạng lạm phát phi mã, lòng tin của nhân dân vào đồng tiền - biểu tượng cho uy tín của chính phủ bị giảm sút. Nhưng cho đến nay, sau gần một thập kỷ tiến hành đổi mới bằng việc áp dụng một loạt các biện pháp tích cực ( thực hiện hai pháp lệnh ngân hàng, thực thi các công cụ của CSTT một cách linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể ). NHNN đã dần dần lấy lại lòng tin của nhân dân vào đồng Việt nam, vào công cuộc đổi mới của Đảng. Có được lòng tin đó là nhờ nền kinh tế Việt nam đang đi dần vào thế ổn định. Tỷ lệ lạm phát trong nhiều năm liền được kiềm chế ở một con số ( từ năm 1992 - 1998: bình quân là 9,6%/năm ), giá trị của Việt nam đồng được coi là khá ổn định trong khu vực. Chính sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô như trên, một mặt đã thu hút được nguồn vốn đáng kể từ trong nước và nước ngoài, mặt khác cũng khuyến khích các nhà đầu tưư mở rộng sản xuất kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Như vậy việc đổi mới hệ thống ngân hàng đã tạo điều kiện cho ngân hàng nhà nước thông qua các công cụ của CSTT để chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ hệ thống ngân hàng thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động vốn phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế Việt nam cùng một lúc đạt được hai chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lớn là đẩy lùi lạm phát mà vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Đây là một minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối đổi mới kinh tế nói chung và vận hành có hiệu quả CSTT của hệ thống ngân hàng nói riêng.
3-Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác:
Ngoài những thành tựu kể trên, quá trình thực thi CSTT của hệ thống ngân hàng Việt nam những năm qua còn góp phần đáng kể vào qúa trình thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm...
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế Việt nam đã và đang chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ. Xét về cơ cấu kinh tế thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng mở rộng, trong khi thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vị trí quan trọng ở các ngành, các khâu then chốt. Xét về cơ cấu ngành thì tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong tổng GDP của xã hội, trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm một cách tương đối. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói trên có sự đóng góp tích cực của hệ thống ngân hàng. Bởi vì ở thời kỳ bao cấp, nguồn vốn đầu tưư cho nền kinh tế của ngân hàng tập trung tới > 90% cho kinh tế quốc doanh, 10% cho kinh tế tập thể và hầu như không cho vay cá thể. Nhưng đến nay hoạt động tín dụngđã có sự thay đổi lớn. Bằng việc ban hành các văn bản pháp quy, NHNN đã hướng dẫn các TCTD thực hiện cho vay đối vơi mọi thành phần kinh tế không phân biệt đối xử. Tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã tăng dần. Bên cạnh đó NHNN còn có văn bản hướng dẫn các TCTD ưu tiên đầu tưư tín dụng vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn có lợi thế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành.
Việc mở rộng vốn đầu tưư cho mọi thành phần kinh tế không những thúc đẩy nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong khoảng thời gian dài, mà còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Theo báo cáo thống kê thì những
năm gần đây, Việt nam có tỷ lệ tạo việc làm nhanh hơn tốc độ tăng dân số, vì vậy tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng giảm đi.
Rõ ràng, thông qua việc mở rộng đầu tưư tín dụng cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh thì hệ thống ngân hàng đã gián tiếp tạo công ăn việc làm cho người lao động.
II- Những khó khăn và tồn tại từ hoạt độngcủa chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường.Trong những năm qua,việc quản lý,điều hành CSTT có nhiều chuyển biến tích cực,góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trởng và phát triển nhất là trong điều kiện tác động nhiều mặt của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực vào nền kinh tế nước ta.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được việc quản lý, điều hành CSTT trong thời gian qua ở nước ta đang nổi lên một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Mặc dù không nằm trong “tâm điểm” của cơn bão tiền tệ Đông Nam á, nhng thời gian gần đây diễn biến kinh tế phức tạp và ảm đảm của hàng loạt các nước trong và cận kề ngoài khu vực cho phép khẳng định Việt Nam cũng khó có thể thoát khỏi vòng xoáy tụt dốc “đô mi nô” về tăng tr- ởng kinh tế đang diễn ra ít nhất là trong vòng 2-3 năm kể tờ cuối năm 1997
1) Biểu hiện của sự khó khăn đó được thể hiện:
Thứ nhất: Tổng nguồn vốn huy động và mức dư nợ cho vay nền kinh tế tăng chậm, tốc độ huy động vốn tăng nhanh hơn dư nợ
Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Có tới 70% sản lượng vốn đầu tưư nước ngoài và 60% kim ngạch thương mại của Việt nam là nhờ quan hệ với các quốc gia Châu á.Việt nam đang chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sự sụt giảm đáng kể trong đầu tưư nước ngoài trực tiếp và tụt giảm nhu cầu xuất khẩu chung
Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng khủng hoảng tiền tệ, sự sụt giảm đầu tưư nước ngoài vào Việt nam còn bắt nguồn sâu xa từ môi trường đầu tư chưa đủ hấp dẫn, trong khi rủi ro đầu tư tiếp tục gia tăng cùng với mức độ khắc phục chậm về hiệu quả thấp và sức cạnh tranh yếu tố của sản xuất kinh doanh nội địa.Hiện tượng thiếu lành mạnh trong hệ thống tài chính- tiền tệ nói chung và sự thiếu nhất quán về một số mặt chính sách vĩ mô
trong đó CSTT cũng bộc lộ khá sớm, đe doạ sự ổn định kinh tế về trung,dài hạn ngay cả trước khi khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực chưa nổ ra.
Thứ hai: Tỷ lệ tín dụng trung,dài hạn tăng và không tương xứng với tốc độ tăng nguồn huy động các loại vốn này.
Vốn trung, dài hạn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc gia tăng đầu tư, tăng năng lực sản xuất-kinh doanh trong nền kinh tế.Năm 1998,tỷ lệ cho vay trung, dài hạn của hệ thống ngân hàng nước ta tăng nhanh, chiếm 42% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, chủ yếu tập trung đầu tư cho các công trình thực hiện theo kế hoạch nhà nước. Việc sử dụng một phần vốn vay ngắn hạn để cho vay trung,dài hạn là cần thiết, đáp ứng một phần nhu cầu vốn đầu tư trong nền kinh tế nhưng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn phải được tính toán cân nhắc thận trọng, bảo đảm khả năng thanh toán,an toàn hoạt động của từng ngân hàng cũng như của toàn hệ thống
Thứ ba: Việc xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái
Các công cụ điều hành CSTT chưa được hoàn chỉnh theo cơ chế thị trường và còn ở dạng sơ khai, yêu cầu kiện toàn chính sách lãi suất trong mối tương quan chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp vẫn chưa được xử lý tốt.
Việc quy định “trần” lãi suất đã và đang gây trở ngại cho mở rộng tín dụng một cách tích cực.Vẫn còn nhiều mức lãi suất “trần” và mặt bằng lãi suất chung chưa phản ánh linh hoạt quan hệ cung cầu vốn của nền kinh tế,chưa bao quát đủ mức rủi ro tiền tệ thông thường. Lãi suất cho vay cuối cùng còn cao,kinh doanh của hầu hết các NHTM bị gò bó, thiếu chủ động tự chủ. Nguồn vốn tín dụng còn hạn hẹp,mất cân đối cơ cấu với việc sử dụng,cho vay còn rải mảnh,phân tán dẫn đến hiệu quả thấp.
Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển sôi động, chưa trở thành giao điểm hội đủ và định hướng chuyển dịch các dòng vốn nhàn rỗi giữa các NHTM. Chưa có những điều kiện căn bản để từng b- ước tự do hoá lãi suất và thả nổi tỷ giá hối đoái. NHNN chưa thực sự là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế,các giao dịch ngoại tệ chính thức bị gò bó,chi phối chưa mạnh và kịp thời với biến động tỷ giá hối đoái thị trường.
Thứ tư: Mặc dù chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng cư- ờng quản lý,kiểm soát hoạt động ngân hàng,xử lý nợ quá hạn nhưng chất l- ượng tín dụng vẫn ở mức thấp.
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh,trong việc củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng,không ngừng nâng cao vai trò của nó trong việc góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội.
Đến ngày 31/12/1998, tổng dư nợ quá hạn chiếm 12,5% tổng dư nợ cho vay, trong đó nợ quá hạn của một số NHTM cổ phần chiếm tỷ lệ cao có nguy cơ gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng và tác động xấu đến đời sống kinh tế-xã hội.
Mặt khác,sự thâm hụt lớn của cán cân vãng lai do nhập siêu triền miên và gánh nặng nợ nước ngoài chồng chất như:bội chi ngân sách còn cao luôn tạo ra những áp lực từ nhiều phía đe doạ tính ổn định,độc lập tư- ơng đối của CSTT mà bước đầu đã tạo dựng được ở giai đoạn chống lạm phát trước đây.
Thâm hụt cán cân vãng lai chủ yếu phải bù đắp bằng “nhập khẩu” vốn là nguyên nhân chính gây ra nạn “đô la hoá” khiến VND bị định giá quá cao,kích thích tâm lý tích trữ giá trị dưới dạng ngoại tệ,không gian tiền tệ bị méo mó.
Trong khi đó,sự nôn nóng uốn nắn một cách cứng nhắc hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng sau một số vụ đổ vỡ tài chính làm tái phát xu hướng bao cấp tràn lan qua hạn mức tín dụng,qua lãi suất ưu đãi. Đó là