II. Đánh giá thực trạng chung tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
2. Những hạn chế cần khắc phục
* Về hạch toán chi phí sản xuất :
- Việc hạch toán chi phí sản xuất chỉ sử dụng TK154 là áp dụng đúng chế độ kế toán mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp khá nhiều và phức tạp nên nếu công ty chỉ sử dụng TK 154 mà không mơ các TK chi tiết thì việc xác định chính xác từng yếu tố chi phí sản xuất có trong giá thành sản phẩm của từng mã hàng là rất khó thừn hiện, do đó việc xác định yếu tố hạ giá thành sạn xuất sản phẩm đang còn là vấn đề bất cập.
- Đối với những chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ không tập hợp trực tiếp ( chi phí NVL nh kim, băng dính chi phí khấu hao TSCD, chi phí dịch vụ…
mua ngoài, chi phí khác bằng tiền ) công ty tập hợp toàn bộ chi phí chung của tát cả những mã hàng trong tháng rồi mới tiến hành phân bổ theo tiêu chuẩn doanh thu của từng mã sản phẩm. Việc phân bổ này không phản ánh chính xác từng yếu tố chi phí phát sinh cho từng mã sản phẩm,dẫn đến giá thành đợc tính cho từng mã hàng là không chính xác. Do đóviệc hạch toán lãi – lỗ cho tùng mã còn nhièu sai xót, gâp khó khăn cho việc quyết định thúc đẩy nhận gia công mã hàng nào, hạn chế gia công mã hàng nào.
* Về hệ thống sổ sách kế toán:
Hiện nay công ty không sử dụng “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, “bảng tổng hợp chi tiết” trong hệ thống sổ sách kế toán của công ty, do đó không có sự kiểm tra đối chiếu giữa “bảng tổng hợp chi tiết” với “sổ cái” vào cuối kỳ kế toán, giữa “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” với “bảng cân đối số phát sinh” vào cuối niên độ kế toán. Điều này sẽ dẫn đến việc có thể sai sót trong ghi chép kế toán mà các cán bộ kế toán khó hoặc không thể phát hiện ra, từ đó gây ảnh hởng tới thông tin cung cấp cho các đối tợng sử dụng.