Các rào cản trong quá trình tái chế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " TÌM HIỂU KỸ THUẬT THU GOM TÁI CHẾ VẢI SỢI " ppt (Trang 33 - 34)

Trước đây, chất thải sợi và vải vụn phát sinh từ quá trình sản xuất quần áo thường được tái chế. Những chiếc rẻ lau mới được sản xuất từ chất thải vải sợi đã qua sử dụng và những rẻ lau cũ được chuyển đổi thành sợi hoặc được xuất khẩu. Hơn nữa, chất thải vải sợi là hỗn hợp của nhiều loại sợi gồm có sợi tự nhiên và sợi tổng hợp nên khó tái chế. Ngoài ra, loại chất thải này còn chứa các chất phụ gia tuỳ thuộc vào đặc tính của sản phẩm.

Khu vực tái chế chất thải vải sợi ở châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Chất lượng của chất thải vải sợi được thu gom giảm, làm giảm lợi nhuận và chỉ có

NHÓM 9 – ĐHMT7LT TRANG 34

một lượng nhỏ chất thải được bán cao hơn chi phí xử lý. Lợi ích kinh tế của hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải vải sợi giảm là do:

- Giá bán quần áo mới nhập khẩu từ các nước Viễn Đông nơi có chi phí nhân công rẻ vào thị trường châu Âu thấp hơn giá bán lại quần áo cũ ở Anh và các thị trường xuất khẩu quần áo cũ ở châu lục này;

- Tỷ lệ chất thải vải sợi được thu gom để tái sử dụng đang giảm do hỗn hợp các chất thải có chất lượng thấp;

- Tỷ lệ tái chế chất thải vải sợi đang tăng nhưng doanh thu từ bán chất thải bông hoặc vải tái chế chỉ chiếm khoảng 10% chi phí thu gom, nghĩa là thiếu các thị trường giá trị gia tăng cho các loại chất thải vải sợi tái chế;

- Chi phí quản lý và chi phí nhân công ở Anh đang tăng lên;

- Chi phí xử lý các chất thải không phù hợp với tái chế đang gia tăng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " TÌM HIỂU KỸ THUẬT THU GOM TÁI CHẾ VẢI SỢI " ppt (Trang 33 - 34)