111 1.000.000 195 30 Thanh toán tiền điện
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
Đội xây lắp số: Từ ngày tháng đến ngày tháng năm Tên công trình:
Chứng từ Diễn giải
Tổng
Số Trong đó ghi Nợ các TK, ghi Có các TK 141, 331...
Số Ngày 621 622 623 627 1331
6271 ... 6278 Cộng
Tổng cộng:
Ý kiến thứ hai: Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Theo chế độ kế toán mới ban hành cho doanh nghiệp xây lắp năm 2000 quy định các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên quỹ lương công nhân trực tiếp xây lắp không được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) mà hạch toán vào Chi phí sản xuất chung (TK 627). Vậy các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Tháng 12/2007 của công trình TTTB y tế sẽ được hạch toán như sau:
Nợ TK 627 (1): 5.145.238 (Chi tiết công trình TTTB y tế) Có TK 338: 5.145.238 (Chi tiết công trình TTTB y tế)
Ý kiến thứ ba: Đối với kế toán chi phí sản phẩm máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là một khoản chi phí lớn có xu hướng ngày càng tăng và vì vậy Công ty đã mở thêm TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công” là hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép hạch toán và phân tích khoản chi phí này trong giá thành.
Tuy nhiên hiện nay ở Công ty Xây dựng công trình giao thông chỉ theo dõi trên tài khoản này trích khấu hao cho máu thi công. Điều đó không phản ánh được chi phí thực tế sử dụng cho máy mặc dù tổng chi phí trong giá thành không thay đổi song tỷ trọng giữa các khoản chi không chính xác sẽ ảnh hưởng đến phân tích chỉ tiêu giá thành ảnh hưởng đến quyết định quản lý
Vậy nên Công ty cần theo dõi TK 623 theo đúng chế độ quy định toàn bộ chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp gồm:
- Chi phí nhân công: Nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công - Chi phí khấu hao máy thi công
- Chi phí công cụ, dụng cụ mua ngoài dùng cho máy thi công. - Chi phí khác bằng tiền dùng cho máy thi công.
Ý kiến thứ tư: Đối với kế toán chi phí khấu hao TSCĐ.
Kế toán Công ty cần tuân thủ chế độ kế toán trong việc, tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ để đảm bảo cho việc tính giá thành chính xác, giúp cho nhà quản lý ra quyết định phù hợp.
Nhưng ở đây nảy sinh một vấn đề là Bộ tài chính cần xem xét lại quy định trích khấu hao sao cho phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng. Vì ở các doanh nghiệp xây dựng khi khối lượng xây lắp lớn. Tiến độ thi công gấp cần huy động nhiều máy móc phục vụ thi công, điều này làm cho máy móc hư mòn, hỏng nhanh. Trong khi đó Bộ tài chính lại quy định thời gian trích khấu hao cho những loại máy này lâu.Vì vậy, có khi xảy ra trường hợp máy bị hư hỏng trước khi đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị, làm ảnh hưởng tới sản xuất. Bên cạnh đó, Bộ tài chính quy định mức trích khấu hao TSCĐ là cố định cho mỗi năm chưa được phù hợp với thực tế sản xuất ở các
doanh nghiệp xây lắp. Cụ thể có những nưam Công ty cần huy động nhiều máy móc thiết bị vào sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ không tương xứng với sự hao mòn của máy móc. Vì vậy, chi phí khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất của công trình không phản ánh chính xác theo số thực tế. Từ đó dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh bị sai lệch.
Ngược lại, những năm Công ty có ít công trình, ít sử dụng máy móc thì vẫn phải trích khấu hao đều đặn như mọi năm. Điều này làm chi phí thực tế trong giá thành sản phẩm xây lắp tăng lên.
Chính vì vậy, nên phải chăng Bộ tài chính có qui định mới về việc trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp xây dựng. Bộ có thể quy định khung thời gian trích khấu hao căn cứ vào giá trị sản xuất kinh doanh hằng năm của đơn vị. Thiết nghĩ điều đó sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng xác định mức trích khấu hao phù hợp, nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ý kiến thứ năm: Đối với kế toán chi phí sản xuất chung.
Khoản chi phí này phản ánh tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của nhân viên quản lý đội, đồng thời phản ánh khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công và công nhân điều khiển máy thi công. Do vậy, với các công trình thì kế toán Công ty cần phản ánh đúng theo chế độ kế toán doanh nghiệp. Không nên phản ánh các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công vào TK 622.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mọi doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành là những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu, để đảm bảo tồn tại, ổn định và phát triển
cho doanh nghiệp. Thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm là công tác mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới.
Do đó hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất nói chung và ở Công ty xây dựng nói riêng là cần thiết xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay.
Việc hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực sự là chỉ tiêu chất lượng, phản ánh đúng nội dung chi phí sản xuất, thực hiện tốt chức năng thông tin.
Với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Xây dựng công trình giao thông”.
Tuy nhiên đây là một đề tài hết sức rộng, phức tạp và do thời gian có hạn cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết chưa thể giải quyết một cách triệt để các vấn đề và cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và cán bộ kế toán trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo
Ths: Lê Kim Ngọc và các cán bộ kế toán trong Công ty Xây dựng công
trình giao thông đã giúp em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết này.