5. Kết cấu luận văn
3.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
Giữa phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro thì SGCT NH chú trọng việc phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Từ những mặt còn chưa đạt được, toàn hệ thống SGCTNH cần phải rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm, những giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn thiếu sót, để ngày càng hoàn thiện mình hơn, đó là:
Đào tạo, tuyển chọn cán bộ có năng lực giải quyết công việc
Nhân viên phòng Thẩm định phải là những người đã được đào tạo qua nghiệp vụ cho vay thực tế, tiếp xúc và thẩm định trực tiếp khách hàng, có như vậy mới tích lũy dần được kinh nghiệm. Từ đây sẽ chọn lọc ra những cán bộ thực sự đủ năng lực để tái thẩm định hồ sơ vượt mức phán quyết mà nhân viên tín dụng của phòng tín dụng Hội sở và nhân viên tại phòng kinh doanh của các chi nhánh gửi lên. Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây hầu hết là các hồ sơ lớn có số tiền vay từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước được, vượt quá thẩm quyền của Trưởng phòng Tín dụng Hội sở và Giám đốc các chi nhánh. Vì vậy, trách nhiệm của những người tái thẩm định hồ sơ là rất lớn, tương ứng với trách nhiệm ấy ngân hàng cần có chế độ lương sao cho phù hợp để khuyến khích họ gắn bó với công việc.
Có chế độ đào tạo, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng
Bản thân ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có thành tích suất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Khen thưởng và kỷ luật rõ ràng sẽ khuyến khích nhân viên nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình đồng thời những nhân viên có ý định không lành mạnh phải cân nhắc trước hậu quả việc mình làm, hạn chế bớt “những con sâu làm rầu nồi canh”. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của Ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
Sử dụng dự phòng rủi ro đúng lúc
SGTNH không nên vì chạy theo việc mở chi nhánh mà cố gắng sử dụng dự phòng cụ thể để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống. Làm như vậy vô tình sẽ gây tâm lý ỷ lại đối với CBTD không chịu đôn đốc thu hồi nợ. Bởi vì, khi khoản nợ đã được sử dụng dự phòng thì dư nợ của KH đó sẽ được hạch toán ngoại bảng, trách nhiệm của CBTD cũng nhẹ đi phần nào. Dẫn đến tình trạng, trong khi các khoản nợ cũ chưa thu hồi được thì các khoản nợ quá hạn mới lại phát sinh. Chính vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ thời điểm nàocần thiếtsử dụng dự phòngrủi ro.