Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG pptx (Trang 68 - 71)

5. Kết cấu luận văn

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại

− Khâu tuyển chọn nhân sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của một cán bộ tín dụng, thẩm định. Đa số nhân viên được tuyển dụng đều rất trẻ, chưa có những kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình giải quyết hồ sơ việc phát sinh nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, việc tuyển chọn nhân sự cho phòng Thẩm định, Tín dụng phải hết sức gắt gao, nghiêm túc để có thể tuyển được những nhân viên có đủ khả năng đáp ứng công việc được giao.

− Công tác kiểm tra sau còn yếu là do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của một số cán bộ ngân hàng, một số nhân viên tín dụng không nắm hết quy trình kiểm tra sau của SGCTNH, có khi xuống kiểm tra khách hàng mà không biết kiểm tra những gì, chỉ làm biên bản kiểm tra một cách qua loa, hình thức. Đối với những khoản vay giải ngân bằng chuyển khoản thì Ngân hàng có thể yên tâm phần nào, nhưng đối với những khoản vayđược giải ngân bằng tiền mặt thì rất rủi ro vì có tiền mặt nằm trong tay khách hàng có thể không sử dụng hết vào một mục đích như đã nêu ở giấy đề nghi vay vốn mà trong họ có thể nãy sinh ý định dùng tiền vào mục đích khác bất cứ lúc nào. Do quá tin tưởng vào khách hàng nên một số cán bộ tín dụng đã kiểm tra sau rất chậm, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mà không biết. Nếu có phát hiện ra thì việc thu hồi vốn cũng rất khó khăn vì một khi tiền đã giải ngân ra thì thế chủ động thuộc về khách hàng. Việc “hiện đại hóa” công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, xây dựng hệ thống giám sát từ Hội sở đến các chi nhánh miền Bắc, Trung, Nam đang trong quá trình hoàn thiện và bắt đầu đi vào thử nghiệm nên việc điều hành về quản trị rủi ro còn chưa sát sao. Dẫn đến việc không sâu sát được tình hình sử dụng vốn vay của KH, không nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH để có thể cùng KH giải quyết khó khăn, vướng mắc và nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi.

− Việc tập trung cho vay vào một ngành nghề đang phát triển vào một thời điểm cũng là nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn. Nếu chỉ cho vay tập trung vào một ngành nghề, lúc ngành nghề đó phát triển thì sẽ giúp tăng dư nợ của ngân hàng một cách nhanh chóng nhưng chỉ cần phát sinh một rủi ro nhỏ về điều kiện kinh tế không thuận lợi hay việc tập trung quá mức vào một ngành nghề sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa, dẫn đến KH không trả nợ được và lúc đó các ngân hàng sẽ là người gánh chịu những khoản nợ xấu và có nguy cơ mất vốn cao.

− Chưa quản lý chặt chẽ tài sản bảo đảm mà KH đã thế chấp cho NH, đôi khi quá tin tưởng vào việc thuê Bên thứ 3 nắm giữ những vẫn xảy ra trường hợp mất tài sản bảo đảm, đặc biệt khi tài sản bảo đảm là hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, là những mặt hàng rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, để giải quyết nhu cầu vốn cấp bách của KH, NH linh động cho giải ngân trước khi có biên nhận đăng ký giao dịch bảo đảm. Mặc dù lúc này tài sản đã được công chứng và nộp đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng kết quả đăng ký chưa chắc đã được hay không vì cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tình trạng tài sản một lần nữa xem có tranh chấp gì hay không. Nếu ngân hàng quá cả nể khách hàng thì khi việc giải ngân đã xong, tiền đã vào tay KH nhưng tài sản không đăng ký giao dịch bảo đảm được thì khoản nợ đã trở nên rủi ro đối với ngân hàng.

− Báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp chưa phản ánh đầy đủ thực chất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tìm cách “tô hồng” các số liệu của mình để đánh lừa ngân hàng. Nếu CBTD, Thẩm định chỉ nhìn vào báo cáo tài chính tốt, không kết hợp với những thông tin khác mà quyết định cho vay thì nợ quá hạn phát sinh là điều khó tránh khỏi.

− Bên cạnh những nhân viên trung thực, có trách nhiệm và yêu nghề, SGCTNH không tránh khỏi những nhân viên có tư tưởng lợi dụng chính công việc mình đang làm để kiếm lợi, bất chấp người vay sử dụng vốn vào mục đích gì, có khả năng trả nợ hay không, có thiện chí trả nợ hay không và chỉ dựa vào tài sản bảo đảm để cho vay. Chính điều này sẽ làm thất thoát vốn của ngân hàng, trong tương lai nếu KH không trả được nợ thì ngân hàng phải gánh chịu.

− Nhận thức của một bộ phận KH vay còn thấp: Đối với một số khách hàng, việc trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn thể hiện uy tín của KH đối với NH và họ luôn có ý thức trả nợ đúng hạn và có khi trả nợ trước hạn. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận khách hàng cho rằng chậm trả gốc lãi một vài ngày không có gì quan trọng, nếu phải trả thêm lãi phạt chậm trả thì họ sẵn sàng chấp nhận. Nhưng họ không biết rằng chỉ cần chậm trả từ 10 ngày trở lên là khoản nợ của họ đã bị chuyển sang nhóm 2, nợ cần chú ý và thông tin về KH quá hạn này sẽ được chuyển đến trung tâm thông tin tín dụng CIC. Về sau nếu họ có muốn vay vốn ở bất kỳ ngân hàng nào thì uy tín của họ cũng sẽ bị đánh giá vì trước khi cho vay KH nào, dù là cá nhân hay doanh nghiệp các NH đều hỏi thông tin CIC trước tiên. Chính những KH xem nhẹ việc trả nợ đúng hạn cũng là nguyên nhân góp phần làm cho nợ quá hạn tại SGCTNH ngày một tăng.

− Mặc dù biết rằng sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro tín dụng ít nhiều sẽ gây ra tâm lý ý lại ở một số nhân viên, thiếu trách nhiệm trong việc đôn đốc thu hồi nợ cho NH. Tuy nhiên, nếu để nợ xấu vượt quá mức quy định thì ngân hàng sẽ bị hạn chế trong việc mở rộng chi nhánh sau này.

Tóm lại, tìm hiểu được đâu là nguyên nhân của những hạn chế trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụngtại SGCTNH sẽ giúp SGCTNH khắc phục được những tồn tại trong hoạt động tín dụng của mình. Giúp hạn chế được ở mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc tìm hiểu thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại SGCTNH ta thấy được rõ hơn những giải pháp mà SGCTNH đang áp dụng tại ngân hàng mình để phòng ngừa đến mức tối đa những rủi ro tín dụng có thể xảy ra, thấy được thực trạng cho vay, huy động vốn, đặc biệt là diễn biến nợ quá hạn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011, ghi nhận những mặt mà SGCTNH đã đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhất định và đi phân tích đâu là nguyên nhân của những tồn tại đó để có hướng khắc phục kịp thời.

Chương 3

GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG pptx (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)