+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 Luật đất đai.
Bước 1: Một trong các bên tham gia giao dịch nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
Bước 2: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra và gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
Bước 3: Sau khi nhận thông báo của cơ quan thuế, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thông báo cho các bên chuyển nhượng đi nộp nghĩa vụ tài chính;
Bước 4: Các bên chuyển nhượng nộp nghĩa vụ tài chính và chuyển biên lai nộp tài chính cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
Bước 5: Các bên chuyển nhượng nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
3. Hướng dẫn công chứng hợp đồng, giao dịch về nhà ở
- Các hợp đồng, văn bản nhà ở bắt buộc phải có công chứng gồm: + Hợp đồng mua bán nhà ở giữa cá nhân với cá nhân,
+ Hợp đồng tặng cho nhà giữa cá nhân với cá nhân, + Hợp đồng thế chấp nhà ở,
+ Hợp đồng thuê nhà ở của cá nhân có thời hạn từ 6 tháng trở lên, + Biên bản phân chia di sản thừa kế,
+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Công chứng hợp đồng giao dịch được soạn sẵn
Hồ sơ công chứng hợp đồng, giao dịch về nhà ở:
+ Phiếu yêu cầu công chứng( do cơ quan công chứng cung cấp); + Dự thảo hợp đổng giao dịch;
+ Bản sao giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở; + Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
Nếu là Việt kiều phải kèm theo các giấy tờ chứnh minh đủ điều kiện được tham gia giao dịch về nhà ở như Hộ chiếu hợp lệ, Giấy xác nhận gốc là công dân Việt Nam…
4. Thủ tục công chứng
Bước 1: Các bên đến công chứng nộp hồ sơ cho công chứng viên, khi đi đem theo bản chính giấy tờ sở hữu nhà ở để công chứng viên đối chiếu
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và vào sổ công chứng Trường hợp cần làm rõ các vấn đề liên quan thì yêu cầu người đề nghị công chứng giải trình hoặc tiến hành thẩm tra, xác minh. Nếu không làm rõ được thì trả lại hồ sơ công chứng
Bước 3: Công chứng viên kiểm tra dự thảo, nếu có nội dung sai pháp luật thì yêu cầu người đề nghị công chứng chỉnh sửa lại dự thảo. Nếu dự thảo không được chỉnh sửa lại thì từ chối công chứng và trả lại hồ sơ công chứng
Bước 4: Các bên đọc lại dự thảo và ký vào hợp đồng, giao dịch. Côg chứng viên chứng nhận vào hợp đồng, giao dịch.
Bước 5: Bên yêu cầu công chứng nộp lệ phí công chứng và nhận lại hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo
Hồ sơ công chứng hợp đồng, giao dịch về nhà ở gồm: + Phiếu yêu cầu công chứng;
+ Bản sao giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở; + Bản sao giấy tờ tùy thân;
Nếu là Việt kiều phải kèm theo các giấy tờ chứnh minh đủ điều kiện được tham gia giao dịch về nhà ở như Hộ chiếu hợp lệ, Giấy xác nhận gốc là công dân Việt Nam…
5. Hướng dẫn thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch
Bước 1: Các bên đến công chứng nộp hồ sơ cho công chứng viên, khi đi đem theo bản chính giấy tờ sở hữu nhà ở để công chứng viên đối chiếu;
Bước 2: Cơ quan công chứng xem xét, nếu các bên đủ điều kiện tham gia giao dịch thì lập hợp đồng. Nếu thấy cần thiết thì kiểm tra, xác minh.
Bước 3: Các bên đọc lại hợp đồng, giao dịch, nếu đồng ý thì ký vào hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên chứng nhận vào hợp đồng, giao dịch;
Bước 4: Người đề nghị công chứng nộp lệ phí công chứng và nhận lại hợp đồng, giao dịch đã công chứng.
Thời hạn công chứng: không quá 02 ngày làm việc. Nếu hợp đồng, giao dịch
phức tạp thì tối đa không quá 10 ngày làm việc. Thời hạn kiểm tra, xác minh (nếu có) không tính vào thời hạn công chứng.
6. Về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất
Hồ sơ nộp thuế
- Bản sao có công chứng giấy tờ về sở hữu nhà ở (2 bản) - Hợp đồng, văn bản đã được công chứng (2 bản)
- Bản kê khai nộp thuế (theo mẫu của cơ quan thuế);
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy đăng ký kết hôn để làm cơ sở miễn thuế trong trường hợp tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở (2 bản);
Trình tự nộp thuế
Bước 1: Người nộp thuế đến Cơ quan quản lý nhà ở lấy tờ khai nộp thuế, thực hiện kê khai và nộp hồ sơ
Bước 2: Cơ quan quản lý nhà ở đối chiếu, kiểm tra thực địa và xác định vị trí thửa đất, diện phải nộp hoặc không phải nộp thuế.
Bước 3: Cơ quan quản lý nhà ở gửi số liệu đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ nộp thuế;
Bước 4: Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà sẽ chuyển thông báo nộp thuế để chủ nhà đến cơ quan thuế nộp tiền;
Bước 5: Chủ nhà nộp thuế và chuyển biên lai thu thuế cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và nhận lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã sang tên mình.