tính giá thảnh sản phẩm tại Công ty TNHH thương mại Hùng Cường-Hà Giang :
- Ý kiến 1: Về chi phí sản phẩm hỏng Công ty nên hạch toán như sau.
Tùy thuộc sản phẩm hỏng của Công ty nằm trong định mức hay ngoài định mức mà chi phí sửa chữa nó được ghi vào những khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm cho phù hợp.
1. Đối với sản phẩm sửa chữa được tập hợp vào chi phí sản xuất phát sinh.
Nợ Tk : 621, 622
Có TK 334, 338, 152…
Sau đó kết chuyển để tổng hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Nợ TK 154 ( sản phẩm hỏng)
Có TK 621 Có TK 622 Có Tk 627
Sau đó căn cứ vào kết quả để phản ánh. Nợ TK 152 ( Giá trị phế liệu thu hồi) Nợ Tk 1388 ( Giá trị phải bồi thường) Nợ Tk 811 ( Phần tính vào chi phí khác)
Có TK 154 sản phẩm hỏng
2. Đối với sản phẩm không sửa chữa được.
+ Căn cứ vào giá trị của sản phẩm hỏng không sửa chữa được, kế toán ghi.
Nợ TK 1381 ( Sản phẩm hỏng) Có TK 154
+ Căn cứ vào giá trị phế liệu thu hồi kế toán ghi: Nợ TK 152
Có TK 1381 Sản phẩm hỏng
+ Căn cứ vào kết quả xử lý khoản thiệt hại kế toán ghi: Nợ TK 154
Có Tk 152 Sản phẩm hỏng
- Ý kiến 2: Về chi phí ngừng sản xuất .
Đối với các khoản chi phí như dừng sản xuất để bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ ( tạm thời) thì Công ty phải lập dự toán chi phí để kế toán căn cứ vào dự toán trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 622, 627 Có TK 335 + Thực tế phát sinh :
Nợ TK 335
Có TK 334, 338, 152
Cuối niên độ điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh, nếu số trích lớn hơn số thực tế thì khoản tăng, giảm đó ghi:
Nợ TK 627, 622 Có TK 335
Các khoản chi phí ngừng sản xuất phát sinh bất thường ngoài dự kiến như: Vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm quy trình sản xuất, mất điện, nước….tác động từ thiên nhiên.
Nợ TK 811
Có TK 334, 338, 152
- Ý kiến 3:Về tạm ứng và thanh toán tạm ứng:
+ Hiện tại khi cán bộ công nhân viên có nhu cầu tạm ứng lương Công ty hạch toán: Nợ TK 141 :
Có TK 1111 : + Khi chi lương thu lại tạm ứng:
. Chi lương : Nợ TK 334 :
Có TK 1111: . Thu tạm ứng: Nợ TK 1111 :
Có TK 141 :
Hạch toán như vậy tạo ra một dòng tiền giả thu, giả chi, lũy kế một năm với nhiều đối tượng sẽ tạo ra một dòng tiền giả thu giả chi rất lớn- dẫn đến các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ không đúng và hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế khác bị sai lệch
Công ty nên hạch toán như sau:
+ Chi tạm ứng : Nợ Tk 141: Có TK 1111:
+ Chi lương ( Hoàn tạm ứng):
Nợ TK 334 :(Số tiền tạm ứng) Có TK 141 :
- Ý kiến 4: Về các khoản trích theo lương :
Đối với các khoản trích theo lương của Công ty hiện nay chưa đúng với quy định. Theo quy định hiện hành bảo hiểm xã hội trích 20% trên lương cơ bản, trong đó 15% do Công ty trích nộp tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, 5% do công nhân viên nộp, bảo hiểm y tế trích 3% trên tổng lương cơ bản + khu vực, trong đó 2% do Công ty trích nộp tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, 1% do công nhân viên nộp. Kinh phí công đoàn trích 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, nhưng hiện nay Công ty trích 3% trên lương cơ bản trừ vào thu nhập của công nhân viên.
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi của người lao động thì Công ty nên trích kinh phí công đoàn là 2 % trên lương thực tế và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
-Ý kiến 5: Về đặt tên sổ kế toán,mẫu biểu sổ kế toán.
Hiện nay Công ty vẫn đang sử dụng phần mềm kế toán ACSOP phiên bản 2005.Do vậy một số sổ kế toán Công ty đang sử dụng cách gọi chưa đúng như: sổ cái chi tiết, sổ cái tổng quát…. Công ty nên đặt lại là sổ Chi tiết, sổ cái và mẫu biểu sổ kế toán chưa đúng với quy định .Vì vậy Công ty nên đầu tư nâng cấp phần mềm kế toán để hệ thống mẫu biểu sổ kế toán được phù hợp với quy định.
- Ý kiến 6: Biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Như đã nói ở phần đầu, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, nó phản ánh một cách tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó biểu hiện một cách tập trung các giải pháp kinh tế mà Doanh nghiệp đã thực hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy trong cơ chế thị trường hiện nay Công ty Hùng Cường phải đặt vấn đề hàng đầu là tính hiệu quả của chi phí sản xuất bỏ ra, phải xác định được nội dung và tính đúng, tính đủ các chi phí vào giá thành sản phẩm. Ngoài các chi phí theo quy dịnh phải tính vào giá thành sản phẩm, có thể phát sinh những chi phí không theo quy định thì Công ty cần phải hạch toán riêng để phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản trị Doanh nghiệp.
Nhà nước chỉ quy định các khoản mục giá thành tổng hợp, việc hạch toán các khoản mục đó phải bắt buộc theo chế độ quy định. Tuy nhiên việc xác định được chi phí, giá thành từng loại sản phẩm, lao vụ , dịch vụ là vô cùng cần thiết - chỉ trên cơ sở đó Công ty mới biết được kết quả sản xuất kinh doanh của từng loại hoạt động, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ để có quyết định đúng đắn tiếp tục hoạt động sản xuất hay không, mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh.
TRong thực tế chi phí sản xuất chế biến sản phẩm gồm nhiều khoản mục chi khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chung thì chi phí sản xuất chế biến sản phẩm đựơc chia thành:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung.
Để đáp ứng yêu cầu quản trị Doanh nghiệp thì tùy thuộc đặc điểm tình hình cụ thể có thể quy định việc hạch toán chi phí sản xuất chế biến sản phẩm thành các khoản mục chi tiết hơn.
Do đó biện pháp hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được khi Công ty tiếp tục tăng cường hạch toán và quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm cùng với việc tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Đồng thời phải có phương án tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra trên thị trường trong và ngoài tỉnh để thu hồi bù đắp chi phí và có điều kiện ngày càng mở rộng sản xuất- giúp Công ty đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
* Hiện nay Bộ Tài chính đã ban hành Luật kế toán kèm theo 10 chuẩn mực kế toán và các Thông tri hướng dẫn các chuẩn mực kế toán trên nhiêù cách tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, do vậy Công ty có thể nghiên cứu áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty mình.
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi xin được phép trình bày rất mong có thể góp một phần nào đó vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như công tác quản lý vật tư tiền vốn của Công ty hoàn thiện hơn. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm thực tế những ý kiến này có thể chỉ mang tính lý thuyết chưa có hiệu quả cao trong thực tế do vậy nếu có gì chưa đúng, chưa hợp lý rất mong được sự góp ý phê bình của cán bộ phòng kế toán Công ty TNHH thương mại Hùng Cường - Hà giang.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ anh chị em Công ty TNHH thương mại Hùng Cường Hà Giang đặc biệt là cán bộ phòng kế toán của Công ty đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tại Công ty.
3.5: Điều kiện thực hiện :
3.5.1: Về phía nhà nước:
+ Đầu tư nâng cấp đường giao thông từ huyện xuống xã, đường liên thôn, liên bản.
+ Có chính sách hỗ trợ cho Doanh nghiệp vay vốn có lãi suất thấp, với thời hạn dài tạo điều kiện cho Doanh nghiệp được chủ động trong nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
3.5.2: Về phía Công ty:
+ Áp dụng đúng chế độ, chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính quy định. Tạo điều kiện cho cán b ộ làm công tác kế toán nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Nắm bắt tình hình thị trường trên cơ sở những diễn biến qua các năm và su thế để có thể nhìn nhận đúng mức về thị trường tiêu thụ chè, nắm bắt những thông tin của khách hàng về chất l ượng sản phẩm của Công ty sản xuất để có kế họach bố trí sắp xếp , hoàn thiện sản phẩm.
+ Tăng c ường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện, chú trọng giới thiệu công dụng, lợi ích của sản phẩm chè sạch.
+ Đối với đầu vào: Mở hội nghị với xã, bàn biện pháp tổ chức thu mua, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chè tươi với các hộ nông dân thông qua lãnh đạo x ã .
+ Về vốn: Lập kế hoạch chi tiết về vốn, xác định nhu cầu vốn để cung ứng kịp thời đủ vốn cho thu mua, sản xuất.
+ Về kỹ thuật: Cải tiến quy trình sản xuất khắc phục những tồn tại,khuyết tật của sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra tại các cơ sở sản xuất về
duy trì thực hiện quy trình sản xuất nhằm tránh hiện tượng bỏ bớt công đoạn để tăng năng xuất mà không chú trọng tới chất lượng sản phẩm.Hoàn thiện quy trình công nghệ, đổi mới trang thiết b ị máy móc để năng cao chất l ượng sản phẩm.
+ Về tổ chức : Rà soát lại những cán bộ đang hưởng lương quản lý, sắp xếp cho phù hợp với năng lực trình dộ công việc, từng bước tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả trong công tác.
+ Xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có chế độ lương phù hợp thực sự xứng đáng với năng lực và sự đóng góp của người lao động với Công ty.
Kết luận
Trên đây là thực tế công tác kế toán, trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty TNHH thương mại Hùng Cường. Qua việc nghiên cứu phân tích nói trên- Một lần nữa khẳng định vai trò không thể thiếu và vô cùng quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hạch toán kinh doanh và xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính bởi những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã giúp cho ban giám đốc Công ty có những quyết định, những giải pháp kinh tế phù hợp, hiệu quả nhằm tiết kiệm được chi phí bỏ ra, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Hiện nay công tác kế toán ở Công ty TNHH thương mại Hùng cường nói chung- kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp. Tuy nhiên Công ty cần có những biện pháp tích cực để nhằm hoàn thiện hơn nữa một số khâu còn tồn tại trong công tác kế toán thì vai trò to lớn của tổ chức công tác kế toán ở Công ty sẽ phát huy tác dụng hơn đối với sự tồn tại, đứng vững và phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo. Do đó đòi hỏi người cán bộ làm công tác kế toán không chỉ năm vững lý luận cơ bản mà còn phải hiểu biết sâu sắc về công tác kế toán thì mới có thể vận dụng một cách khoa học lý luận vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán.
Trong thời gian nghiên cứu viết chuyên đề thực tập em có nhiều thuận lợị về sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo, của Ban giám đốc Công ty, Của cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty TNHH Hùng Cường –Hà giang. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, về trình độ hiểu biết của bản thân, nên trong chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong
được tiếp thu những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của Các Thầy Cô giáo trong bộ môn để em ngày càng được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo
GS.TS Đặng Thị Loan cùng tập thể các Thầy Cô giáo trong khoa kế toán
-Trường Đại học kinh tế Quốc dân- Hà nội, Ban giám đốc Công ty TNHH Hùng Cường, các anh chị trong phòng kế toán Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà giang , ngày 18 tháng 7 năm 2008
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính Doanh nghiệp - xuất bản năm 2006. Chủ biên: GS.TS. ĐẶNG THỊ LOAN
2. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán - xuất bản năm 2003. Chủ biên: PGS.TS. NGUYỄN THỊ ĐÔNG
3. Hệ thống kế toán Doanh nghiệp năm 2006 4. Hệ thống sổ kế toán năm 2006 5. Một số tài liệu khác: - Luật kế toán áp dụng từ 1/1/2006 - 10 chuẩn mực kế toán - Quyết định số 15 /2006/QĐ/BTC
Mục lục
Lời mở đầu………..………1
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Hùng cường ………...3
1.1: Lịch sử hình thành và phát triển ……….. .. 3
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính………..………..…6
1.2.1: Đ ặc đi ểm tổ chức bộ máy quản l ý hoạt đ ộng kinh doanh………..….6
1.2.2: Đặc điểm phân cấp quản lý tài ch ính ……… …8
1.3: Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm … 8
1.3.1: Đặc đi ểm tổ chức sản xuất ……… 8
1.3.2: đặc điểm quy trình sản xuất s ản phẩm……… 8
1.4: Đặc điểm thị trường và sản phẩm……….…… …9
1.4.1 : Đặc điểm thị trường tiêu thụ……… …9
1.4.2 : Đặc điểm của sản phẩm hàng hóa………. …9
1.5: Thực tế tổ chức kế toán của Công ty TNHH TM Hùng cường Hà giang… 9 1.5.1: Tổ chức bộ máy kế toán……… …10
1.5.2: Thực tế tổ chức vận chế độ kế toán tại Công ty……...……… 11
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH thương mại Hùng cường –Hà gianng……… ..12
2.1: Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH thương mại Hùng cường……….…….12
2.1.1: Vai trò nhiệm vụ của kế toán tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH thương mại Hùng cường………12
2.1.2 : Phân loại chi phí sản xuất……… 13
2.1.3: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH thương mại Hùng cường –Hà giang………...………14
2.2 : Kế toán chi phí sản xuất………15
2.2.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ……….…15
2.2.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ………… ………..……… 22
2.2.3 : Kế toán chi phí sản xuất chung ……….………...…….30
2.3: Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành………..….…40
2.3.1: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ………...… .40
2.3.2: Đánh giá sản phẩm làm dở của Công ty TNHH TM Hùng cường-Hà giang……… . 40
2.3.3: Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM Hùng cường – Hà