Khoa Kế Toán Có TK 911: 1.410
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Đầu tư và hợp tác Phát triển Hòa thuận Phát
TNHH Đầu tư và hợp tác Phát triển Hòa thuận Phát
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi DN nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Trong thời gian thực tập, được tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán tại Công ty TNHH Đầu tư và Hợp tác Phát triển Hòa Thuận Phát , em nhận thấy : về cơ bản công tác kế toán của Công ty đã tuân thủ đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ tài chính ban hành đồng thời cũng rất phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà Công ty đã đạt được, công tác tổ chức kế toán bán hàng vẫn không tránh khỏi những mặt còn tồn tại chưa hơp lý và chưa thật tối ưu. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng ở Công ty như sau:
Khoa Kế Toán
Khi xuất kho hàng hóa , thủ kho xuất hàng thuôc loại nào thì lập một thẻ kho, mỗi loại hàng hóa nên có một thẻ xuất kho riêng biệt. Và thủ kho nên đóng tất cả thẻ xuất kho đó vào một quyển để lưu gữi. Thẻ xuất kho này chỉ có thủ kho và những có thẩm định mới được xem
Khi lập thẻ kho xong thì thủ kho sẽ dựa vào đó để nhập vào máy tính cũng như tính toán số lượng hàng tồn trong ngày, trong tháng, trong quý, trong năm. Khi nào cần lấy dữ liệu thủ kho hay nhà quản lý chỉ cần vào máy tính, nhập mật mã là có thể xem xét, kiểm tra được. Làm như vậy thông tin sẽ được bảo mật và kkhi cần lấy thông tin cũng được nhanh nhất, đồng thời cũng giúp các nhà quản lý có những phương hướng kịp thời chính xác trong công tác bán hàng.
*Ý kiến thứ hai:
Chi phí thu mua hàng hoá của Công ty được theo dõi trên TK1562. Khi chi phí mua hàng phát sinh được hạch toán vào TK1562 ngay, tuy nhiên khi hàng xuất bán, giao bán ngay không qua nhập kho thì phần chi phí này vẫn treo trên TK1562 mà không thực hiện phân bổ cho trị giá vốn hàng đã bán (TK632). Từ đó , có thể làm cho các nhà quản trị đưa ra các kết luận không hợp lý. Vì vậy khi xác định trị giá vốn của hàng bán, để có thể xác định chính xác kết quả có thể có được của lô hàng xuất bán giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời để quán triệt nguyên tắc phù hợp, kế toán phải thực hiện tính và kết chuyển chi phí mua vào giá trị vốn của từng lô hàng xuất bán. Cụ thể, nếu chi phí mua chỉ liên quan đến một loại hàng hoá và xuất bán trọn lô thì khi phát sinh chi phí ghi:
Nợ TK156(2)
Có TK338(8),111,112… Khi xuất bán trọn lô hàng đó ghi
Nợ TK632
Khoa Kế Toán
* ý kiến thứ 3
Công ty nên mở thêm sổ nhật ký bán hàng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng theo hình thức thu tiền sau (nếu khách hàng thanh toán trực tiếp cũng có thể phản ánh vào sổ này)
Sổ nhật ký bán hàng Tháng … năm…
NT Chứng từ Diễn giải Phải thu TK ghi nợ
Số NT Hàng hoá Thành phẩm Dịch vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 Số trang trước chuyển sang … Cộng chuyển * ý kiến thứ 4 :
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện nay vẫn chưa được sử dụng. Vì thế Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng ; bởi vì khách hàng của Công ty hiện nay trả chậm khá nhiều, có các khách hàng mua hàng đã lâu , quá hạn hợp đồng nhưng vì nhiều lý do không thích hợp mà vẫn chưa thanh toán cho Công ty. Do đó , để hạch toán kết quả kinh doanh được chính xác, Kế toán nên mở thêm TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi ” với phương pháp hạch toán cụ thể như sau :
Khoa Kế Toán
+ Vào cuối niên độ Kế toán sau khi xác định được các khoản phải thu khó đòi hoặc khả năng không đòi được, Kế toán ghi :
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý DN.
Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi.
+ Vào cuối niên độ Kế toán tiếp theo Kế toán phải hoà nhập toàn bộ các khoản dự phòng đã trích lập cuối niên độ trước và ghi :
Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 711 : Thu nhập khác
Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải dựa trên nguyên tắc thận trọng và doanh thu phải phù hợp với chi phí, chỉ khi nào khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ thì mới tiến hành trích lập dự phòng
VD: Tính đến ngày 31/12 trong tổng số tiền còn phải thu của khách hàng có số
tiền 3.683.600 của cửa hàng Thiên Ân được xác định là nợ khó đòi. Khi đó , Công ty cần lập dự phòng cho năm tới như sau:
Nợ TK 642 3.683.600
Có TK139 3.683.600
*Ý kiến thứ 5:
Công ty nên đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị, nhằm đẩy mạnh khâu bán hàng bằng nhiều hình thức như quảng cáo, bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng, tư vấn tiêu dùng ; nhằm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng kinh doanh trên thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với nhiều khách hàng, tăng khả năng thu lợi nhuận.
*Ý kiến thứ 6: Về hạch toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng của từng mặt hàng.
Hiện nay Công ty chưa hạch toán chi tiết kết quả bán hàng cho từng mặt hàng, Công ty nên xác định kết quả bán hàng của từng nhóm như sau:
Kết quả bán hàng của mặt = Doanh thu thuần của - Giá vốn của mặt hàng A - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN phân bổ
Khoa Kế Toán
hàng A mặt hàng A cho mặt hàng A
Kết luận
Ngày nay, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một công cụ quan trọng để các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý vận dụng. Bởi vậy nâng cao chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho DN- mục tiêu hàng đầu mà các DN đều muốn đạt được.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư và Hợp tác Phát triển Hoà Thuận Phát, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực tế về hạch toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty để từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa về tình hình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả công tác nói chung.
Trong bản luận văn này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian còn hạn chế, sự hiểu biết về kế toán còn ít và là lần đầu tiên tiếp xúc thực tế nên bản luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót; ý kiến đề xuất cũng chưa được hoàn toàn hợp lý. Em rất mong nhận sự đóng góp, đánh giá của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Trân cùng các cán bộ trong phòng kế toán cũng như các cán bộ nhân viên khác trong Công ty đã chỉ bảo
Khoa Kế Toán
hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện cho em được tập sự, nghiên cứu , học hỏi và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Khoa Kế Toán