Một số kinh nghiệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp kinh tế tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu ppt (Trang 51 - 53)

DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

Trong kinh doanh để đứng vững được trên thị trường không phải chuyện dễ dàng, các doanh nghiệp không phải chỉ biết lao động mà phải thực sự sử dụng đến trí tuệ, tìm mọi biện pháp chiếm lĩnh thị trường đẩy lùi sự cạnh tranh của các đối thủ, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu tiêu thụ.

Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản phẩm tung ra thị trường ngày càng nhiều . Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, chiến thắng trong

những năm 80, hãng phim Kodak (Mỹ) được coi là một hãng lớn nhưng không thành công vì không chống nổi sự cạnh tranh dữ dội của các hãng phim Nhật Bản. Thị trường Mỹ và Châu Âu, nơi hàng thập kỷ Kodak chiếm ưu thế về phim màu đã bị hãng phim Fuji Nhật Bản nổi tiếng lấn chiếm. Trước tình hình đó Kodak quyết định phản công. Họ quyết định thâm nhập thị trường nội địa của hãng Fuji. Kể từ khi quay lại thị trường Nhật Bản, từ một văn phòng 15 người hãng Kodak đã phát triển thành một hãng kinh doanh với 4.500 công nhân, có một trụ sở được trang hoàng lộng lẫy ở Tokyo, một phòng thí nghiệm tổng hợp ở thành phố Yokohama các nhà máy chế tạo và hàng chục công ty, chi nhánh. Do sự đổi mới này ngay trong năm hãng Kodak đã bán ra thị trường Nhật một khối lượng phim gấp 6 lấn trước đây, mặc dù gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của hai hãng cung cấp phim chủ yếu ở thị trường Nhật là Fuji và Konika. Cái giá để xâm nhập thị trường Nhật của Kodak không phải rẻ. Họ phải chi 500 triệu USD để xây dựng. Nhưng Kodak hiểu rằng Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai thế giới. Sự xâm nhập đã đặt Fuji vào thế thủ, buộc nó phải hướng ra thị trường bên ngoài để bảo vệ thị trường vốn có của nó đã chiếm 70% thị trường phim màu. Một số ủy viên điều hành giỏi nhất của Fuji đã được điều trở lại Tokyo. Thị trường nội địa của Fuji đã bị thách thức. Thực tế chứng tỏ Fuji có thể bị cạnh tranh tại Nhật Bản như trường hợp của Kodak tại thị trường Mỹ. Chiến lược phản công của Kodak là tìm cách tăng uy tín của mình bằng cách đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm của mình, đầu tư vào địa phương đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh.

Ở Việt Nam doanh nghiệp thành công trong tiêu thụ sản phẩm nhờ đề cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng phải kể đến công ty bàn ghế Xuân Hòa. Trước đây nói đến Xuân Hòa, người ta nghĩ ngay đến là công ty sản xuất xe đạp, nhưng một số năm gần đây thị trường xe đạp trong nước gặp phải một số khó khăn, xe đạp các nước tràn ngập vào thị trường Việt Nam với giá rẻ, kiểu dáng đẹp... Đứng trước tình hình đó, công ty xe đạp Xuân Hòa đã nghiên cứu thị trường, xem xét khả năng của công ty... để đi đến quyết định đổi hướng sản xuất. Do nắm bắt được thị trường mà bàn ghế của công ty được người tiêu dùng chấp nhận. Sản phẩm của công ty tiêu thụ ngày càng nhiều với kiểu dáng đẹp, chất

lượng cao, hiện nay công ty nổi lên như một mô hình doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.

Các doanh nghiệp Trung Quốc lại lựa chọn mức giá bán sản phẩm thấp làm công cụ cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù sản phẩm của Trung Quốc chất lượng thấp song giá bán lại rất hạ, hình thức đẹp nên vẫn hấp dẫn người tiêu dùng ở mức thu nhập còn thấp, thị hiếu tiêu dùng chưa cao.

Như vậy để đẩy mạnh tiêu thụ mỗi doanh nghiệp có hướng đi riêng của mình. Song tổng kết kinh nghiệm công tác tiêu thụ sản phẩm từ xưa đến nay cho thấy để thành công trong công tác tiêu thụ các doanh nghiệp phải làm tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển gắn với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp và xu hướng của thị trường.

Thứ hai, đưa ra chiến lược đổi mới công nghệ có hiệu quả để đổi mới máy móc thiết bị đồng thời tạo dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề để sử dụng có hiệu quả trang thiết bị mới.

Thứ ba, các doanh nghiệp phải nghiên cứu và đưa ra các chính sách sản phẩm như: chính sách giá cả, mẫu mã sản phẩm, phương thức bán hàng phù hợp và linh hoạt.

Thứ tư, cần xây dựng chính sách thị trường đúng đắn, chính sách thị trường phải được coi trọng từ trước khi triển khai sản xuất sản phẩm, đồng thời phải điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường...

3.3. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM, TĂNG DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp kinh tế tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu ppt (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)